Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lễ hội Gióng được xét công nhận di sản phi vật thể

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong danh sách xét công nhận năm nay của UNESCO còn có 46 di sản văn hóa phi vật thể gồm các làn điệu, điệu múa, lễ hội, các nghệ thuật thủ công bí truyền của 31 nước trên thế giới.

KTĐT - Trong danh sách xét công nhận năm nay của UNESCO còn có 46 di sản văn hóa phi vật thể gồm các làn điệu, điệu múa, lễ hội, các nghệ thuật thủ công bí truyền của 31 nước trên thế giới.

Lễ hội Thánh Gióng tại Đền Phù Đổng và Đền Sóc của Việt Nam đã nằm trong danh sách xét công nhận các di sản phi vật thể của nhân loại của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trong năm 2010.

Trong danh sách xét công nhận năm nay của UNESCO còn có 46 di sản văn hóa phi vật thể gồm các làn điệu, điệu múa, lễ hội, các nghệ thuật thủ công bí truyền của 31 nước trên thế giới.

Ngoài ra, bốn di sản gồm nghệ thuật in chữ gỗ rời cổ truyền, nghệ thuật bí truyền xảm chống rò rỉ nước ở thuyền mành, lễ hội văn hóa truyền thống của người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc và nghệ thuật hát cổ truyền của người Croatia cũng sẽ được xem xét đưa vào danh sách các di sản phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.

Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, hiện có 166 di sản của 77 nước, được bổ sung hàng năm, được UNESCO bảo vệ và duy trì.

Để được vinh danh trong danh sách này, các di sản phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe, trong đó có yêu cầu góp phần phổ biến rộng rãi tri thức về di sản văn hóa phi vật thể và thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của các di sản này. Các nước đề nghị đưa di sản vào danh sách phải chứng tỏ khả năng bảo vệ các di sản này để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của di sản.

Ngoài ra, các di sản phi vật thể được đưa vào danh sách di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp đòi hỏi nước chủ nhà phải cam kết có các biện pháp bảo vệ đặc biệt và được sự hỗ trợ tài chính của Quỹ UNESCO để đảm bảo loại trừ nguy cơ biến mất hoặc xuống cấp của di sản.

Công ước Liên hợp quốc về bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể được ký năm 2003 và hiện đã được 132 nước phê chuẩn.

Các di sản phi vật thể được định nghĩa theo công ước này bao gồm nghệ thuật biểu diễn, văn hóa dân gian truyền miệng, tập quán xã hội, các lễ hội, các hình thái nghi thức đặc biệt, các nguồn tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vạn vật, các nghệ thuật bí truyền liên quan đến nghề thủ công truyền thống.

Ủy ban xét công nhận di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO gồm 24 thành viên được đại hội đồng các nước tham gia công ước bầu chọn./.