Từ ý thức thay đổi …Giống như mọi năm, gần đến ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch, phóng viên lại đến phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để chụp ảnh, lấy thông tin về hoạt động kinh doanh đồ hàng mã. Cảnh nhộn nhịp, tấp lập mua đồ mã cúng cho chân linh gia tiên ở đây không còn. Cả phố Hàng Mã chỉ còn một vài hàng bán đồ mã, còn lại hầu hết chuyển sang kinh doanh các loại đồ chơi cho trẻ em, đèn lồng, đồ trang trí. Một số chủ cửa hàng cho biết, từ khi nhà nước tuyên truyền hạn chế đốt tiền vàng và mã, năm người Hà Nội đã đến mua rất ít nên việc kinh doanh phải chuyển hướng. Không phải bây gì, mà ngay từ đầu năm nay, nhiều hộ đã phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Đến nay gần như cả phố chuyển hướng bán hàng.
|
Phố Hàng Mã năm nay chỉ còn số ít người bán đồ mã để hoá cho chân linh. Hầu hết đã chuyển sang kinh doanh mặt hàng đồ chơi cho trẻ em và đồ trung thu. |
|
Ở các chợ cửa hàng bán đồ mã cũng vắng khách. Giá các mặt hàng giảm so với năm trước từ 5.000 - 15.000 đồng/sản phẩm. |
Không chỉ có phố Hàng Mã, phóng viên đã đi tìm hiểu ở cửa hàng kinh doanh hàng mã tại một số chơ truyền thống, được các tiểu thương cho biết: Năm doanh số bán hàng của cửa hàng kinh doanh hàng mã giảm từ 40 – 50% so với năm ngoái.
Chị Thảo ở Hà Đông chia sẻ: Mọi năm cứ đến kỳ này là hàng mã tăng, nhưng năm nay không những không tăng giá mà còn giảm. Cụ thể, 1 bộ comple nam năm ngoái bán 50.000 đồng/bộ, năm nay chỉ còn 40.000 đồng/bộ, giảm 10.000 đồng. Các loại quần áo khác, ngựa nhỏ tiến cho quan cũng giảm trung bình từ 5.000 – 15.000 đồng/sản phẩm.
|
Những bộ quần áo giảm 10.000 đồng/bộ. |
|
Nhà hoá cho người âm bây giờ cũng rất ít người mua. Số lượng bán trong các cửa hàng cũng ít ỏi. Giá giảm khoảng 15.000 đồng/1 chiếc. |
Một số người mua tiền vàng cúng Lễ Rằm, chia sẻ: Như mọi năm Tết Nguyên đán và Rằm tháng Bảy nhà nào cũng mua quần áo về tiến cho chân linh gia tiên. Năm nay, sau khi đi lễ chùa và được tuyên truyền hạn chế đốt vàng mã nên đã thay đổi thói quen này. Bà Lê ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ: Trước kia cũng cứ theo tục lệ là Rằm tháng Bảy đốt mã cho các cụ, nhưng từ lâu rồi tôi đi chùa, được học giáo lý của nhà phật nên đã không cúng lễ đốt mã ở nhà như trước. Mỗi năm cũng giảm đi tiền triệu trong chi tiêu vì không đốt mã Rằm tháng Bảy nữa.
… đến hành động đúng trong dịp LễTrong cung bậc tri ân và báo ân của dân tộc Việt Nam, từ lâu luôn trân trọng và lấy hạnh hiếu làm đầu. “Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp và kiếp này.
Trong giáo lý nhà Phật, “Vu Lan” là từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”. Vu Lan muốn nói đến cái khổ của người cõi âm như bị treo ngược. Chữ “Bồn” có nghĩa là cứu giúp, cứu khổ, cứu nạn bị treo ngược.
|
Thay vào mua mã tiến cho chân linh, các gia đình đến chùa tụng kinh sám hối cầu nguyện cho chân linh siêu độ giải thoát khổ về cảnh giới an lành và cầu cho gia đình an lành hạnh phúc. |
Nhờ có việc đẩy mạnh tuyên truyền hạn chế đốt vàng mã mà nhiều người đã tìm hiểu về cội nguồn của mùa Vu Lan xuất phát từ đâu để làm cho đúng. Cũng theo lời chị Thảo, Rằm tháng Bảy năm nay mọi người không đốt mã nhiều vì hầu hết là đi chùa cầu siêu cho chân linh.
Phóng viên đã đến chùa Phúc Khánh, ngôi chùa được coi là linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Chỉ năm ngoái thôi, vào dịp này chỉ lẻ tẻ các gia đình đi thắp hương, ngọn nến dâng vào cửa chùa. Đến ngày Rằm thì nhà chùa mới tụng kinh niệm phật cho các chân linh gửi vào cửa chùa. Nhưng năm nay đã khác, còn 2 ngày nữa mới đến Rằm nhưng từ trong gian thờ ra đến ngoài sân chùa các cụ già, các gia đình có chân linh tại đây đã tung kinh, niệm phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được siêu độ giải thoát khổ về cảnh giới an lành. Một người đang làm lễ cho biết: Ước muốn được đến chùa để tham dự lễ Vu Lan - báo hiếu, thắp một nén hương lòng cầu nguyện cho cha mẹ, đời này hay nhiều đời được siêu độ, còn người đang hiện hữu nhờ công đức này mà an lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.
|
Ngày Vu Lan không thể thiếu nét đẹp “bông hồng cài áo”. Nếu ai còn cả cha và mẹ thì sung sướng được cài lên ngực áo một đoá hoa hồng đỏ và hãy làm trọn chữ hiếu của một người con. |
Mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu và không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người” với bất cứ ai đang hiện hữu trên cõi đời này. Hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc Việt Nam.
Ngày Vu Lan không thể thiếu nét đẹp “bông hồng cài áo”. Nếu ai còn cả cha và mẹ thì sung sướng được cài lên ngực áo một đoá hoa hồng đỏ và hãy làm trọn chữ hiếu của một người con. Còn những ai cha mẹ về già thì cài lên ngực đoá hồng trắng buồn thương.
Cũng bởi đạo lý báo hiếu mà cứ đến Rằm tháng Bảy Âm lịch, giới Phật Giáo long trọng tổ chức đại lễ Vu lan – Báo hiếu thật trang nghiêm, mang đầy ý nghĩa nhân văn, đạo nghĩa làm người trong dòng chảy văn hoá dân tộc.