KTĐT - Nhân Ngày Thế giới Sách và Bản quyền (23/4), Liên hợp quốc đã nhấn mạnh tiềm năng to lớn của nền "kinh tế sáng tạo" trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova đã kêu gọi mở cuộc tranh luận trên toàn cầu về các xu hướng đang thay đổi trong lĩnh vực xuất bản và bản quyền. Các công nghệ mới đang làm thay đổi ngành công nghiệp này và đã tác động sâu sắc đến các nhà xuất bản, tác giả và người đọc.
Trong bối cảnh đó, thế giới rất cần các cuộc tranh luận mới cả về điểm mạnh và yếu của các sản phẩm của nền kinh tế sáng tạo, về tính chất của bản quyền, về vai trò của các thư viện trong bối cảnh những tri thức trực tuyến, ý nghĩa của quyền tác giả trong thế giới các blog và các trang website cho phép tự do trao đổi tri thức.
Bà Irina Bokova nhấn mạnh, vai trò của UNESCO là cung cấp diễn đàn cho các cuộc tranh luận này và hành động như người "môi giới" tri thức để khai thác các ý tưởng cả cũ và mới.
Sách là công cụ đối thoại mạnh giữa các cá nhân, cộng đồng, giữa các thế hệ và các xã hội khác nhau. Vì vậy thế giới cần nỗ lực đưa sách tới cho 800 triệu người trưởng thành trên thế giới hiện chưa có kỹ năng đọc.
Các công nghệ mới và mạng Internet đã tạo cho các nước đang phát triển các cơ hội khả thi để thúc đẩy năng lực sáng tạo và tài nghệ kinh doanh trong thị trường toàn cầu.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho biết, kinh doanh toàn cầu về các dịch vụ và sản phẩm của nền kinh tế sáng tạo bao gồm sách, phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, sản phẩm nghe nhìn tăng trung bình hàng năm 14% ngay cả khi kinh doanh toàn cầu giảm tới 12% năm 2008 do khủng hoảng kinh tế.
Kim ngạch buôn bán các sản phẩm sáng tạo này tăng gấp đôi từ năm 2002-2008 và đạt 600 tỷ USD, cho thấy ngành công nghiệp sáng tạo có tiềm tăng to lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển. Xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ “sáng tạo” của các nước đang phát triển đạt 176 tỷ USD năm 2008, tăng trung bình 13,5% mỗi năm.
Các ngành kinh tế sáng tạo không chỉ đã trở thành nguồn lực tăng trưởng, tạo việc làm, đổi mới mà còn góp phần tăng cường gắn kết xã hội, đa dạng văn hóa và phát triển nguồn lực con người bền vững./.
Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova đã kêu gọi mở cuộc tranh luận trên toàn cầu về các xu hướng đang thay đổi trong lĩnh vực xuất bản và bản quyền. Các công nghệ mới đang làm thay đổi ngành công nghiệp này và đã tác động sâu sắc đến các nhà xuất bản, tác giả và người đọc.
Trong bối cảnh đó, thế giới rất cần các cuộc tranh luận mới cả về điểm mạnh và yếu của các sản phẩm của nền kinh tế sáng tạo, về tính chất của bản quyền, về vai trò của các thư viện trong bối cảnh những tri thức trực tuyến, ý nghĩa của quyền tác giả trong thế giới các blog và các trang website cho phép tự do trao đổi tri thức.
Bà Irina Bokova nhấn mạnh, vai trò của UNESCO là cung cấp diễn đàn cho các cuộc tranh luận này và hành động như người "môi giới" tri thức để khai thác các ý tưởng cả cũ và mới.
Sách là công cụ đối thoại mạnh giữa các cá nhân, cộng đồng, giữa các thế hệ và các xã hội khác nhau. Vì vậy thế giới cần nỗ lực đưa sách tới cho 800 triệu người trưởng thành trên thế giới hiện chưa có kỹ năng đọc.
Các công nghệ mới và mạng Internet đã tạo cho các nước đang phát triển các cơ hội khả thi để thúc đẩy năng lực sáng tạo và tài nghệ kinh doanh trong thị trường toàn cầu.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho biết, kinh doanh toàn cầu về các dịch vụ và sản phẩm của nền kinh tế sáng tạo bao gồm sách, phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, sản phẩm nghe nhìn tăng trung bình hàng năm 14% ngay cả khi kinh doanh toàn cầu giảm tới 12% năm 2008 do khủng hoảng kinh tế.
Kim ngạch buôn bán các sản phẩm sáng tạo này tăng gấp đôi từ năm 2002-2008 và đạt 600 tỷ USD, cho thấy ngành công nghiệp sáng tạo có tiềm tăng to lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển. Xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ “sáng tạo” của các nước đang phát triển đạt 176 tỷ USD năm 2008, tăng trung bình 13,5% mỗi năm.
Các ngành kinh tế sáng tạo không chỉ đã trở thành nguồn lực tăng trưởng, tạo việc làm, đổi mới mà còn góp phần tăng cường gắn kết xã hội, đa dạng văn hóa và phát triển nguồn lực con người bền vững./.