Liên Hợp quốc đối mặt khả năng phá sản?

Lan Hương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tính đến ngày 30/6/2018, ngân sách lõi của Liên Hợp quốc đang thâm hụt 139 triệu USD.

Tuần này, ông Guterres gửi một lá thư đến các nước thành viên Liên Hợp quốc (LHQ), nói rằng tính đến ngày 30/6, ngân sách lõi của tổ chức này đang thâm hụt 139 triệu USD, nói thêm rằng, LHQ chưa bao giờ lâm vào tình hình dòng tiền khó khăn vào thời điểm sớm như thế này.
 Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres.
"Một tổ chức như tổ chức của chúng ta không nên phải đối mặt liên tục với khả năng phá sản", lá thư có đoạn viết.
Số liệu của LHQ cho thấy trong số 193 quốc gia thành viên, đến nay đã có 112 nước hoàn thành việc đóng góp ngân sách lõi năm 2018. Nước Mỹ, quốc gia chịu trách nhiệm 22% ngân sách lõi của LHQ, thường đóng muộn hơn do lịch tài khóa của nước này.
Trong khi đó, 4 thành viên thường trực còn lại của Hội đồng Bảo an là Trung Quốc, Pháp, Nga và Anh đều đã hoàn thành việc đóng ngân sách.
Ông Guterres đã bày tỏ với cấp dưới mối lo ngại về xu hướng ngân sách và cho rằng LHQ cần có các biện pháp cắt giảm chi phí.
Hồi tháng 1 năm ngoái, Đại sứ Mỹ tại LHQ đã kêu gọi cải tổ LHQ nhằm cắt giảm chi tiêu.
"Sự thiếu hiệu quả và chi tiêu quá tay của Liên hiệp quốc là điều mà ai cũng biết. Chúng tôi không thể để sự hào phóng của người Mỹ bị lợi dụng hay tiếp tục không được kiểm soát nữa", vị đại sứ Mỹ nói vào tháng 12/2017.
Theo quy định của Liên hiệp quốc, nếu một quốc gia nợ ngân sách bằng hoặc vượt quá đóng góp ngân sách của 2 năm trước, nước đó sẽ mất quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng trừ phi chứng minh được rằng việc đóng góp ngân sách nằm ngoài khả năng.
Hiện nay, có các nước Comoros, Guinnea Bissau, Sao Tome và Principle, và Somalia là những quốc gia đang nợ nhiều ngân sách Liên hiệp quốc, nhưng vẫn được giữ quyền bỏ phiếu. Duy chỉ có Libya là mất quyền bỏ phiếu do nợ ngân sách.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần