Hoạt động này đã và đang góp phần giảm thiểu tình trạng “được mùa, mất giá”, thúc đẩy sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Vẫn khó khâu tiêu thụGiám đốc Công ty TNHH Đậu phụ sạch truyền thống Việt Nam VISOY (huyện Đan Phượng) Trần Vĩnh Quân cho biết: Sản phẩm đậu phụ của công ty đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh ATTP. Hiện, công ty đang cung cấp cho các bếp ăn trường học, bếp ăn công nghiệp với sản lượng 2 tấn/ngày. Mong muốn của công ty là được kết nối, hợp tác với các DN để đưa sản phẩm vào kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn TP.
Đại diện Hợp tác xã Sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý (huyện Đan Phượng) giới thiệu sản phẩm với DN ký kết hợp tác. Ảnh: Ánh Ngọc |
Mặc dù đã đưa được nông sản vào một số hệ thống siệu thị, song Hợp tác xã (HTX) Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) vẫn đang gặp không ít khó khăn trong quá trình liên kết với DN bán lẻ. “Hiện, toàn bộ diện tích canh tác của HTX đã đạt tiêu chuẩn VietGAP và có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) song vẫn khó tiêu thụ tại các kênh phân phối. Đơn vị rất cần được “bắt tay” với nhiều DN bán lẻ để bảo đảm đầu ra ổn định, giúp thành viên HTX yên tâm sản xuất” – Giám đốc HTX Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám nói.Chỉ ra nút thắt trong việc kết nối, xây dựng chuỗi tiêu thụ nông sản an toàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho rằng, hiện nay, nông sản an toàn của các nông hộ, chủ trang trại quy mô vừa và nhỏ chưa đồng đều về chất lượng. Đáng nói, nhiều hộ sản xuất tốt nhưng chưa hoàn thiện chứng nhận chất lượng ATTP. Để đưa nông sản vào kênh phân phối hiện đại, nông dân cần đáp ứng các điều kiện vừa nêu, đồng thời cần liên kết các hộ thành tổ nhóm, HTX để tổ chức lại sản xuất. Kéo doanh nghiệp xích gần nông dânNhận định rõ những khó khăn, vướng mắc trong liên kết tiêu thụ nông sản, trong năm 2020, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp với UBND các huyện trên địa bàn TP tổ chức nhiều Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thông qua diễn đàn, nông dân, các chủ trang trại nắm rõ xu hướng, nhu cầu thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn, có thương hiệu. Đồng thời kết nối với các DN bán lẻ nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội thông qua việc ký kết biên bản hợp tác cụ thể.Chia sẻ về giải pháp gỡ khó cho chuỗi sản xuất – tiêu thụ nông sản, Giám đốc Công ty CP Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch cho rằng, cả nông dân và DN đều phải chủ động liên kết tìm kênh tiêu thụ nông sản. Trong đó có sàn nông sản 489 Hoàng Quốc Việt - nơi cập nhật thông tin sản phẩm và thông tin của nhà sản xuất, đặc biệt là nhu cầu mong muốn của nhà sản xuất muốn hướng tới đối tượng khách hàng, thị trường nào. Ngoài ra, đưa vào các kênh trường học và bếp ăn tập thể, song phải đảm bảo các tiêu chí đảm bảo vệ sinh ATTP, giá thành hợp lý.Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, để chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản phát huy hiệu quả, bền vững, chính quyền địa phương cần lựa chọn những DN, HTX, hộ nông dân đủ điều kiện tham gia chuỗi liên kết và quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng vệ sinh ATTP. Về phía Sở, sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân không chỉ về khoa học kỹ thuật sản xuất mà còn cả cách thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối DN và nông dân ký kết hợp đồng kinh tế, có điều kiện ràng buộc, bảo đảm quyền lợi giữa hai bên.
"Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, hoạt động hỗ trợ nông dân, HTX kết nối với DN để tiêu thụ nông sản càng trở nên cấp thiết. Hà Nội cần xúc tiến hỗ trợ nông dân, HTX xây dựng các mô hình điểm về kho lạnh bảo quản, dây chuyền chế biến nhằm góp phần gia tăng giá trị nông sản”." - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Duy |