Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Liệu beta-caroten có giảm nguy cơ ung thư?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chất chống oxy hoá liên quan tới ung thư như thế nào?

KTĐT - Chất chống oxy hoá liên quan tới ung thư như thế nào?     

Cơ thể dường như sử dụng những chất dinh dưỡng nhất định trong rau và quả để bảo vệ, chống lại các tổn thương tại mô, mà các tổn thương này liên tục xảy ra trong quá trình chuyển hoá bình thường. Vì các tổn thương này liên quan tới tăng nguy cơ mắc ung thư, do vậy các chất dinh dưỡng chống oxy hoá được coi là các chất bảo vệ chống ung thư. Các chất chống ôxy hoá bao gồm  vitamin C, vitamin E, carotenoids và nhiều chất có nguồn gốc từ thực vật. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, ăn nhiều rau, quả là những chất có chứa nhiều chất chống oxy hoá làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng bổ sung chất chống oxy hoá hiện đang được tiến hành nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả khẳng định giảm nguy cơ bị ung thư bằng cách bổ sung vitamin và các khoáng chất. Để giảm nguy cơ bị ung thư, những lời khuyên tốt nhất hiện nay là sử dụng các thực phẩm có chứa các chất chống oxy hoá.

Liệu beta-caroten có giảm nguy cơ ung thư?

Beta-caroten là chất chống oxy, có công thức hóa học gần với vitamin A hoá liên quan tới vitamin A, được tìm thấy trong rau và quả. Vì ăn rau và quả có liên quan tới giảm nguy cơ ung thư, do vậy dường như khiến mọi người nghĩ rằng beta-caroten liều cao có thể giảm nguy cơ gây ung thư. Nhưng kết quả của 3 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng lớn chỉ ra không hẳn như vậy. Trong 2 nghiên cứu mà những người tham gia uống bổ sung beta-caroten liều cao với mục đích phòng ung thư phổi và các ung thư khác, thì việc uống bổ sung beta-caroten cho thấy còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc lá, còn nghiên cứu thứ 3 chỉ ra không có hại và cũng không có lợi. Do đó ăn rau, quả có chứa beta-caroten có thể có lợi nhưng dùng bổ sung beta-caroten liều cao thì nên tránh.

Các thực phẩm là sản phẩm của công nghệ sinh học liệu có an toàn không?

Các thực phẩm được tạo ra bằng cách thêm các gen của các loại thực vật hoặc các cá thể làm chống lại với sâu bọ và chậm bị phá huỷ. Một số gen tạo ra mùi vị dễ chịu hơn, nhiều chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng làm cho thực phẩm dễ vận chuyển hơn. Về lý thuyết, những gen thêm vào này có thể gây ra các phản ứng có hại ở những người nhạy cảm hoặc cơ địa dị ứng. Nhưng cho tới nay, chưa có bằng chứng nào chứng tỏ các sản phẩm này có hại hoặc làm tăng, hoặc giảm nguy cơ gây ung thư.