Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lo biến đổi khí hậu, Trung Quốc giảm 50% lượng thịt tiêu thụ

Lan HươngTheo The Guardian
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một hướng dẫn chế độ dinh dưỡng mới có thể làm giảm lượng phát thải khí nhà kính khoảng một tỷ tấn vào năm 2030 và giảm các vấn đề sức khỏe liên quan tới béo phì và tiểu đường.

Chính phủ Trung Quốc vừa vạch ra một kế hoạch giảm lượng tiêu thụ thịt của công dân xuống 50% trong một động thái mà các các chiến lược gia khí hậu hy vọng sẽ tránh được tác động của sự nóng lên toàn cầu.

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng mới được đưa ra bởi Bộ Y tế Trung Quốc khuyến nghị, quốc gia 1,3 tỷ dân nên tiêu thụ từ 40-75g thịt/ngày/người. Các biện pháp này, công bố 10 năm/lần, được thiết kế để nâng cao sức khỏe cộng đồng nhưng cũng cung cấp sự cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.
Lo biến đổi khí hậu, Trung Quốc giảm 50% lượng thịt tiêu thụ - Ảnh 1
Nếu hướng dẫn này được áp dụng, lượng khí CO2 thải từ ngành chăn nuôi Trung Quốc sẽ giảm một tỷ tấn vào năm 2030. Trên toàn cầu, 14,5% khí thải gây ra sự ấm lên toàn cầu từ ngành chăn nuôi, nhiều hơn từ lĩnh vực giao thông. Vì vậy, bằng cách thay đổi phong cách sống, ngành chăn nuôi hy vọng sẽ chuyển đổi và lượng khí thải sẽ được giảm đi, ông Li Junfeng - Giám đốc Trung tâm quốc gia về chiến lược biến đổi khí hậu và hợp tác quốc tế cho biết.

“Đối phó với biến đổi khí hậu cần có các kết luậnt khoa học, quyết định chính trị, hỗ trợ từ doanh nghiệp nhưng trên hết, là sự tham gia của cộng đồng trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng ở Trung Quốc”, ông Li nói thêm.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trên phương diện kinh tế đã thay đổi đời sống của người dân nước này. Hiện tại, mỗi người Trung Quốc tiêu thụ 63kg thịt mỗi năm, và dự kiến sẽ tăng thêm 30kg mỗi người vào năm 2030. Hướng dẫn mới dự kiến sẽ giảm lượng tiêu thụ này xuống 14-27kg/năm.

Theo một báo cáo mới của WildAid, mức tăng tiêu thụ thịt dự kiến của Trung Quốc sẽ bổ sung thêm khoảng 233 triệu tấn khí nhà kính vào bầu khí quyển mỗi năm. Cũng theo báo cáo này, nếu không kiểm soát lượng thịt tiêu thụ, Trung Quốc sẽ bị suy giảm đất canh tác, và làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe của người dân liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường. Ước tính có khoảng 100 triệu người Trung Quốc mắc bệnh tiểu đường, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.

Nghiên cứu được công bố bởi tổ chức Chatham House vào năm 2014 dự báo, Trung Quốc dự kiến tiêu thụ 20 triệu tấn thịt và sữa/năm vào năm 2020 và cảnh báo, việc thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết nếu muốn đảm bảo sự nóng lên toàn cầu không vượt quá giới hạn 2độ C được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ở Paris hồi cuối năm ngoái.