Lợi ích cục bộ là rào cản lớn của cổ phần hóa

Nha Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DN Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tỷ lệ cổ phần hóa (CPH) DNNN đến nay vẫn rất thấp, nhỏ lẻ và chưa đủ thay đổi quản trị để loại hình DN này hoạt động hiệu quả hơn.

“Nếu chúng ta ngại, chúng ta không làm, chúng ta cứ để mãi như vậy thì không bao giờ CPH được DNNN”- Thủ tướng nhấn mạnh.
“Làm ông chủ bằng tiền Nhà nước sướng hơn”
Số liệu từ Ban Đổi mới và Phát triển DN cho biết, từ năm 2011 - 2015, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đã sắp xếp được 591 DN, đạt 96% kế hoạch. Trong đó, CPH 499 DN và bộ phận DN (đạt 96,3% kế hoạch). 10 tháng năm 2016 là 60 DN. Như vậy, đến nay tổng số DNNN đã sắp xếp là gần 6.000 DN, trong đó CPH 4.460 DN. Bộ GTVT, VHTT&DL; các địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Khánh Hòa…, các tổng công ty Hàng hải, Đường sắt… là các đơn vị được Ban chỉ đạo đổi mới DN đánh giá là tham gia tích cực trong quá trình này.
 Tổng Công ty Hàng hải là một trong những đơn vị được đánh giá tham gia tích cực trong quá trình CPH.   Ảnh: Nhật Linh
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá, tiến độ CPH DNNN vẫn chậm, việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh mới đạt 42% kế hoạch, thoái vốn trong lĩnh

Xem xét cho DNNN được làm những thứ mà pháp luật không cấm

Đại diện SCIC cho biết: Thời gian qua, dư luận vẫn hay cho rằng, DNNN được nhận nhiều ưu ái so với các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, chúng tôi đề xuất hoàn thiện khung pháp lý để DNNN cạnh tranh bình đẳng, nâng cao tính chủ động để hoạt động hiệu quả hơn. Cần xem xét cho DNNN được làm những thứ mà pháp luật không cấm, chứ không chỉ dừng ở mức DNNN chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép như hiện tại.

vực ngân hàng còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, một số bộ, ngành, địa phương chưa tích cực, chủ động, chưa quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 58% vốn Nhà nước chưa thoái là con số quá cao. Việc CPH DNNN vẫn rất chậm. Theo Thủ tướng, sự chậm trễ này có nguyên nhân khách quan là các vướng mắc về thể chế. Chính phủ, các bộ, ban, ngành đang tích cực tháo gỡ.
Một nguyên nhân quan trọng mà Thủ tướng nhấn mạnh là lợi ích cục bộ đang là rào cản lớn của CPH, chưa tạo được động lực CPH. “Nếu không quyết liệt thì sẽ không bao giờ CPH được. Công tác CPH giúp thay đổi quản trị DN, tạo môi trường minh bạch, công bằng với khối DN tư nhân, góp phần phòng chống tham nhũng” - Thủ tướng đánh giá. Vì vậy, công tác CPH cần phải thực hiện mạnh mẽ thời gian tới.
Tại hội nghị, ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may đã chia sẻ nhiều tâm huyết khi tập đoàn này thực hiện CPH tại công ty mẹ. Theo ông Nghị, so với các Tập đoàn Nhà nước lớn khác, số vốn Nhà nước 5.000 tỷ đồng tại Tập đoàn Dệt may là không lớn. Tuy nhiên, con người ở Tập đoàn này lại rất đông, sự hội nhập sâu rộng và quyết liệt. Vì vậy, việc CPH tại công ty Mẹ Tập đoàn Dệt may có ý nghĩa rất lớn.
Trả lời câu hỏi vì sao CPH chậm, ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN nhấn mạnh yếu tố con người, nhất là người đứng đầu DN trong CPH. “Nếu con người không có quyết tâm đổi mới, hội nhập, trách nhiệm thực sự sẽ dẫn đến sự trì trệ… Làm một ông chủ bằng tiền Nhà nước chỉ cần bảo toàn vốn, chứ không bị áp lực chia cổ tức cho cổ đông. Điều này tạo nên tâm lý không cần thiết đẩy nhanh CPH” - ông nói. 
Chỉ nắm cổ phần chi phối ở các DN then chốt
Là địa phương đi đầu trong CPH DNNN, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất, những DN nào Nhà nước không cần nắm giữ thì khi CPH nên bán toàn bộ 100% vốn, không cần nắm giữ một phần trăm cổ phần nào. Thực tế, tại nhiều DNNN sau CPH, việc Nhà nước vẫn nắm giữ 15%, 20%... gây khó khăn trong việc quản lý, thay đổi quản trị DNNN.
Cùng chung ý kiến này, đại diện Bộ KH&CN, Bộ Công Thương cũng đề xuất, với những DN Nhà nước nắm giữ dưới 49% nên bán hết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, các bộ, ban ngành cần tạo động lực thúc đẩy CPH, tạo môi trường cạnh tranh để khối DN tư nhân phát triển. Khu vực kinh tế Nhà nước cũng phải nhỏ đi, giảm quy mô nhưng tăng hiệu quả hoạt động của DNNN. Ngoài ra, tái cơ cấu DNNN giải phóng nguồn lực để phát triển hiệu quả hơn. Kinh tế tư nhân là động lực phát triển. Chính phủ kiến tạo, phát triển, minh bạch thì khu vực tư nhân phải lớn. Nhà nước chỉ nắm cổ phần tại các DNNN then chốt, các lĩnh vực khác thoái hết 100% vốn Nhà nước. “Bộ nào, lãnh đạo Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nào không làm, không chịu làm và làm chậm CPH, thoái vốn sẽ bị xử lý”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, TP Hà Nội đã thực hiện sắp xếp, CPH được 71 DN. Trong đó CPH 56 DN và thực hiện các hình thức sắp xếp khác 15 DN.  Như vậy, tổng số DNNN được sắp xếp CPH đến hết năm 2015 là 238 DN. Công tác thoái vốn Nhà nước tại các DN cũng được TP Hà Nội thực hiện quyết liệt. Giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội đã thoái vốn tại 51 DN với tổng giá trị theo sổ sách 780 tỷ đồng. Thực tế giá trị vốn Nhà nước bán được tại các DN này gấp 2 lần giá trị sổ sách, đạt 1.654 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
 
Bán cổ phần Nhà nước tại các DN cũng như bán một cái nhà. Muốn bán được giá thì chống thấm, chống dột, chỉnh trang để cái nhà đẹp hơn. Đã có thực tế, DN lại cố tình làm cái nhà đó xấu đi để bán giá thấp cho nhóm lợi ích... Do vậy cần có sự giám sát chặt chẽ, hợp lý để bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước khi bán cổ phần. Về chọn cổ đông chiến lược, chúng tôi lựa chọn những người tâm huyết, có thể cùng nhau đi đường dài, đồng cảm với người lao động, chứ không chỉ lướt sóng vì lợi nhuận.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Trần Quang Nghị

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần