KTĐT - Thảm họa lũ lụt tại
Bộ trưởng Tài chính bang Queensland Andrew Fraser đã phải dùng cụm từ "đại hồng thủy" để miêu tả mức độ tàn phá ở bang này. Tình trạng thảm họa đã được ban bố tại 70 thành thị lớn nhỏ và ảnh hưởng tới 200.000 dân. Trong khi người dân đang phải vật lộn với lũ lụt, thông tin dự báo khí tượng thủy văn cho biết mưa có thể kéo dài đến cuối tháng 3 do không khí lạnh ở miền Trung xích đạo Thái Bình Dương kết hợp với hiện tượng La Nina.
Ước tính sơ bộ, thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử Austalia đã gây thiệt hại không dưới 13 tỷ USD, tương đương 1% GDP của nước này. Riêng lũ lụt tại Queensland có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho ngành công nghiệp khai thác than của Australia, đẩy giá than thế giới tăng và khiến ngành công nghiệp sản xuất thép ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc bị đình trệ. Hãng tư vấn CRU cho biết trận lụt trên đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động cung ứng than đá, một nguyên liệu chủ yếu trong ngành luyện thép, khiến các nhà sản xuất mặt hàng này phải trữ hàng. Giá than cốc giao ngay hiện đang được giao dịch ở mức 350 USD/tấn, tăng 55% so với giá than giao sau ba tháng được giao dịch ở mức 225 USD/tấn cách đây vài tuần. Một số chuyên gia dự đoán giá than nguyên liệu có thể tiếp tục tăng lên mức 400-500USD/tấn nếu tình trạng lũ lụt tại
Tình hình trên góp phần đẩy giá lúa mì thế giới tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Liên hợp quốc nhận định: giá thép và giá lương thực tăng cao cùng với giá dầu thô đã ngấp nghé 100 USD/thùng sẽ đẩy thế giới vào vòng xoáy của "cơn bão lạm phát", đe dọa tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Theo khảo sát của Ngân hàng Westpac và Viện nghiên cứu Melbourne, chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng 1 đã giảm 5,7%, mức thấp nhất trong 7 tháng qua do lo ngại về thiệt hại mà lũ lụt gây ra. Đặc biệt, thị trường lao động của