Nếu ví sự cố trên giường tương đương với tình trạng giao thông xứ mình e là các nhà giao thông công chính sẽ nổi đóa lên mà rằng: giường chỉ có 2 người lấy đâu ra kẹt, ùn, tắc, va quệt, vỡ đầu, rơi xuống vực, cầu sập... đúng là ví von khập khiễng.
Cứ thử nghĩ xem: vợ chồng lấy nhau, đêm tân hôn đã có sự cố. Ở với nhau ít năm, sự cố nhiều hơn. Con là “tác phẩm” của hai người nhưng từ khi có con thì sự cố càng nhiều. Những tưởng về già, con cái trưởng thành sẽ đỡ hơn nhưng qui luật sinh học lại đẻ ra sự cố so le. Xem ra rủi ro, may mắn và những sự cố trên giường cũng kinh khủng không kém tình hình... giao thông hiện nay!
Mắc kẹt
Cô dâu con nhà gia giáo, sống khép kín, được dạy “nam nữ thụ thụ bất thân” từ tiệc cưới trở về phòng tân hôn. Phải chia tay cha mẹ, họ hàng, người thân nàng cảm thấy cô đơn, chới với. Chú rể có chút men bia vội vã đóng cửa lại, thoát y và có chàng như cọp đói ôm lấy nàng mà ngấu nghiến. Nàng khiếp sợ và như phản xạ tự nhiên, âm đạo co chít lại. Cuộc giao hoan không thành, cả hai nhìn nhau ngượng ngập, bẽ bàng. Hôm sau, nỗi sợ cứ ám ảnh nàng “hình như mình bị bệnh”, “hay là cái đó của anh ấy thuộc hàng vĩ đại?”. Cả hai bùng nhùng trong mớ câu hỏi mà không tìm ra lời giải. Còn hơn cả kẹt xe. Kẹt xe còn có cảnh sát giải tỏa đường, còn “kẹt” kiểu này thì chỉ còn cách là… ngủ, chờ hôm sau “đá hiệp 2”, không xong thì “đá phạt đền”.
Chấn thương
Chú rể hăm hở quyết “làm bằng được” thì có khác gì cuộc tra tấn. Cô dâu co dúm người lại, sau hiểu ra mình đã là “vợ” thì phải... chịu trận! Đau đớn, trầy xước và nếu không được trang bị kiến thức vệ sinh, “vùng chiến sự” lại không được nghỉ vài bữa thì coi chừng còn bị nhiễm trùng. Các cô dâu chưa từng trải nghiệm “chiến trường” thường bị nhiễm trùng tiểu với biểu hiện tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu. Nếu cô dâu đã sẵn sàng nhưng cả hai uống “mật” càng uống càng say theo kiểu “đêm bảy ngày ba, vào ra chưa kể”, cơ quan chủ quản của chàng được dịp “oanh tạc” cho thỏa những ngày trông đợi thì nhiễm trùng tùm lum lan sang láng giềng là đường tiểu. Chuyện này đáng sợ hơn cả những xe rác đầy chạy trên đường sáng sớm, cứ rải thoải mái cho bà con mình thi nhau mà… tịt lỗ mũi.
Một số anh được trời phú cho “của quí” vừa dài vừa to cũng là nguyên nhân gây chấn thương ở túi cùng đến mức đau đớn, chảy máu, có cặp đêm tân hôn phải đưa nhau đến bệnh viện khâu cầm máu. Còn hơn cả tai nạn giao thông!. Gãy chân gãy tay thì bó bột, đằng này tai họa do “mạnh” quá hay của quí dài quá” thì ngượng đến mức từ đỏ như mặt gà chọi đến tím như trái sim chín.
Nhiễm trùng
Trong “khu vực kín” có những con đường. Chúng không thẳng nhưng mặt đường thường trơn tru, nhẵn nhụi. Nơi đây còn có hệ thống “nước” tạo độ trơn láng, có hệ thống vi khuẩn tạo ra độ pH hơi acid như hàng rào bảo vệ. Vệ sinh không tốt thì vùng “chiến sự” sẽ bị vi khuẩn ngoại bang tấn công. Viêm nhiễm khiến đường đi xuất hiện ổ gà, ổ voi lồi lõm. Nó chả khác gì đường sá của ta, trước khi đào, chúng còn bằng phẳng, sau khi tái lập thì nơi lồi, chỗ lõm. Nếu vi khuẩn chạy sâu vào tử cung, buồng trứng thì “ngôi nhà của em bé” sẽ không hoàn chỉnh. Vi khuẩn đi xa hơn lên tai vòi trứng làm cho đường đi của “tinh binh” lồi lõm, khó vượt qua.
Đường sá của mình cũng “có những vi khuẩn” ăn xi-măng hay ăn sắt thép nên đổ bê tông rồi, cắt băng khánh thành rầm rộ xong lại cắm một cái cọc “Đường chờ lún”. Lún bé như cái thúng, lún to như cái hố chả khác gì “bẫy cọp” trong rừng. Giống như đường của hợp tử lăn về tử cung. Chẳng may hợp tử gặp “ổ voi” không vượt qua được đành nằm lại thì đó là thai ngoài tử cung. Khi bào thai lớn chừng 2 tháng rưỡi, tai vòi không đủ sức chứa thì nó vỡ bung ra còn hơn là cầu sập. Tính mạng bà mẹ trẻ ở trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc nếu không cấp cứu kịp thời. Nếu hợp tử vẫn về được tử cung nhưng “ngôi nhà” của em bé lồi lõm thì khả năng dính bám sẽ khó khăn. Có “em” không ở được, có “em” ở ít ngày rồi đành chia tay ngôi nhà gây ra sảy thai. Đây là tai nạn của những cặp “ăn cơm trước kẻng”, mang bầu rồi đi điều hòa, không uống kháng sinh để viêm nhiễm âm ỉ. Nó giống như ta làm đường, làm cầu mà nhắm mắt làm đại, ít tháng sau, xin kinh phí gọi là sửa chữa. Có cặp mới cưới đã dính bầu, bàn nhau “giải quyết” để vui vầy ít năm. Khi đủ điều kiện, cứ thoải mái “|àm ăn” tích cực lại chả thấy gì. Đi kiểm tra bơm hơi thấy tai vòi trứng bị viêm rồi tắc tị. Lúc ấy còn hơn cả tắc đường.
Hệ điều hành có vấn đề
Buồng trứng sản xuất ra hormone để sinh ra chu kỳ kinh nguyệt. Bây giờ “hệ điều hành” vì lý do nào đó bị bọc trong một lớp màng dày như ngục tù (trong bệnh buồng trứng
Đàn ông cũng có lủng củng riêng. Chẳng may anh nào bị đái tháo đường, cao huyết áp uống thuốc mỗi ngày thì ít nhất 30% bị hội chứng “trên bảo dưới không nghe”. Nó giống như quí vị xin phép đào đường, cấp trên bảo “làm đêm, làm nhanh giải phóng để tránh ùn tắc giao thông”. Ông A thầu được, bán lại cho B, B bán cho C, cứ rào lại, làm cầm chừng. Cấp trên có túm thì hóa ra túm “thằng” không có tên trong danh sách trúng thầu. Bây giờ “súng” cướp cò uống thuốc lúc được lúc không. Vụ “trên bảo dưới không nghe” thị trường có thuốc chữa, vấn đề còn lại là “trên” có muốn “chữa” hay không mà thôi. Khi đưa ra trước công luận bà con đọc báo, xem ti vi cứ thấy “trên” đổ cho “dưới”, “dưới” xin nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm, rồi năng lực có hạn… Chuyện này chả khác gì vô sinh cứ đổ cho phụ nữ, đi khám cả hai mới biết “đám tinh binh” của chồng có vấn đề. Lúc ấy tìm cách ém nhẹm, âm thầm mà chữa.
Tuổi tác và “chuyện ấy”
Thường nam giới 50 tuổi là chuyện ấy bắt đầu yếu dần. Tuy vậy, có những anh cứ “sung” dài dài, tuổi tác chả là cái đinh gì. Trường hợp này, tai họa chả khác gì “cụ cầu” chịu tải 3 tấn, nay bác giao thông chả làm gì cứ cho xe 5 tấn, 10 tấn chạy qua thì sập là cầm chắc. Những sự cố trên giường còn nhiều lắm, kể không xiết. Mong các bác giao thông lượng thứ nếu tác giả mạo muội ví với tai nạn trên đường đang làm nhiều gia đình đau khổ, cay đắng và xem ra còn lâu mới khắc phục được.