Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng lớn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo dự báo của Center for Financial Inclusion (CFI, thuộc tổ chức phi lợi nhuận Accion), trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, 40% bộ phận dân nghèo nhất thế giới sẽ tăng gấp đôi chi tiêu lên 5.800 tỷ USD.

Khi Chính phủ Afghanistan dùng hệ thống điện thoại di động để trả lương cho một bộ phận cảnh sát thay vì tiền mặt, những người nhận lương cho biết, mức lương tăng 30%. 

Đây là lần đầu tiên họ nhận được toàn bộ lương mà không bị cắt xén qua trung gian. Câu chuyện này cho thấy việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, như mobile banking (một dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để giao dịch với ngân hàng) và sinh trắc học, đã giúp người dân tại các thị trường mới nổi hội nhập vào hệ thống thanh toán chính thức, đồng thời mở ra cơ hội vàng cho các ngân hàng.
 
Trong bối cảnh thị trường với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp và người giàu đã trở nên bão hòa, việc đem đến cho bộ phận dân cư nghèo nhất khả năng tiếp cận với các sản phẩm tài chính là một cơ hội lớn đối với các ngân hàng. 

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 50% số người trưởng thành trên quy mô toàn cầu (hơn 2,5 tỷ người) chưa có một tài khoản ngân hàng chính thức. Các ngân hàng cũng đặc biệt "để mắt" tới nhiều quốc gia đang phát triển, nơi bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và tầng lớp trung lưu mới nổi không ngừng tăng.

Theo dự báo của Center for Financial Inclusion (CFI, thuộc tổ chức phi lợi nhuận Accion), trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, 40% bộ phận dân nghèo nhất thế giới sẽ tăng gấp đôi chi tiêu lên 5.800 tỷ USD. 

Ý tưởng cung cấp các khoản tín dụng nhỏ cho bộ phận dân nghèo nhất thế giới đã được khai sinh 30 năm trước bởi người được giải thưởng Nobel hòa bình Mohammad Yunus và ngân hàng Grameen Bank ở Bangladesh. Theo thống kê của MIX Market, tài chính vi mô đã trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu với danh mục vốn cho vay lên tới 78 tỷ USD năm 2011.

Những ngân hàng lớn nhận ra rằng họ cần mở rộng mô hình tiếp cận tới khách hàng nghèo ở một thị trường vốn phụ thuộc vào tiền mặt. Citigroup đã triển khai chương trình thanh toán di động có tên gọi "Mobile Collect" dành cho các cửa hàng nhỏ tại Cộng hòa Dominicana hồi đầu năm nay, trong khi MasterCard hợp sức cùng Chính phủ Nigeria hồi tháng 5/2013 làm 13 triệu thẻ chứng minh thư, có chức năng kép là thẻ thanh toán điện tử.

Khai thác tiềm năng tại một thị trường mà người dân không có thói quen gửi tiền ngân hàng đòi hỏi mô hình kinh doanh mới. Các ngân hàng cũng cần phải khắc phục cơ sở viễn thông nghèo nàn, đặc biệt là khi nhiều khách hàng tiềm năng chưa quen sử dụng thẻ tín dụng. Một vấn đề nữa là ngân hàng phải đưa ra các sản phẩm cạnh tranh và cộng tác với các nhà điều hành mạng di động. Khi loại bỏ được các trở ngại này, "phần thưởng" lớn sẽ đến. 

Barclays đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ Care International và Plan UK lập nên Banking on Change, kết nối các nhóm tiết kiệm ở thôn bản với hệ thống tài chính chính thức. 

Barclays ước tính 145 tỷ USD, tức khoảng 1/4 GDP của Nigeria, có thể được bơm vào nền kinh tế thế giới mỗi năm nếu toàn bộ 2,5 tỷ USD lượng tiền không được gửi vào ngân hàng được được đưa vào hệ thống.