Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Mạnh tay" ghìm CPI 6 tháng cuối năm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Định hướng điều hành giá 6 tháng cuối năm của Bộ Tài chính đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và công khai thông tin về giá, nhất là đối với các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản và hàng tiêu dùng thiết yếu.

KTĐT - Định hướng điều hành giá 6 tháng cuối năm của Bộ Tài chính đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và công khai thông tin về giá, nhất là đối với các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản và hàng tiêu dùng thiết yếu.


Thận trọng với lạm phát


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI 6 tháng đầu năm (so với tháng 12/2009) tăng 4,78%. Với tốc độ tăng này, Bộ Tài chính đánh giá, 6 tháng đầu năm, giá cả tăng nhưng không có đột biến giá xảy ra (tháng 1 tăng 1,36%, tháng 2 tăng 1,96%, tháng 3 tháng tăng 0,75%, tháng 4 tăng 0,14%, tháng 5 tăng 0,27%, tháng 6 tăng 0,22%). Tuy nhiên, để giữ lạm phát cả năm ở mức 8%, việc điều hành giá cả trong 6 tháng cuối năm phải hết sức thận trọng và hợp lý.


Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng, nếu theo quy luật của diễn biến thị trường, giá cả tiếp tục được duy trì trong 6 tháng còn lại của năm 2010, kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả thận trọng và hợp lý, thì CPI cả năm có nhiều khả năng ở mức 1 con số. Nhưng nếu một hay một số điều kiện trên không đảm bảo, thì chỉ số này có thể sẽ vượt lên mức 2 con số. Với CPI 6 tháng tăng 4,78%, việc kiềm chế chỉ số này trong 6 tháng cuối năm tăng không quá 3,22% để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm tăng không quá 8% đòi hỏi sự điều hành các chính sách một cách linh hoạt, hiệu quả.


Theo Bộ Tài chính, 6 tháng cuối năm 2010, có nhiều yếu tố có thể làm CPI tăng cũng như nhiều yếu tố có thể kìm giá đi xuống. Sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, nhu cầu và giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu có xu hướng tăng, nhu cầu tiêu dùng đối với một số mặt hàng mùa Hè tăng cao… là những yếu tố có thể khiến "con ngựa" CPI tăng tốc nếu chúng ta không cẩn thận tìm cách "gìm cương". Nhưng bù lại, cũng có nhiều yếu tố tác động giảm áp lực tăng giá thị trường như cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước tiếp tục được giữ vững; giá nhiều nguyên vật liệu trên thị trường thế giới được dự báo có khả năng ổn định hoặc dao động ở mức thấp; giá các mặt hàng điện, than bán cho điện, khí bán cho điện tiếp tục giữ ổn định…


Tăng cường quản lý giá


Trong định hướng điều hành giá 6 tháng cuối năm, Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và công khai thông tin về giá, nhất là đối với các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản và hàng tiêu dùng thiết yếu; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Các cuộc kiểm tra giá thép, xi măng, khí hóa lỏng, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng, chữa bệnh cho người… cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến hành.


Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đôn đốc các địa phương tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm soát giá trên địa bàn, trước hết là các hàng hoá dịch vụ quan trọng thuộc diện đăng ký giá, kê khai giá như: gạo, xăng dầu, xi măng, nước sạch; giá cước vận tải hành khách và vận tải hàng hoá bằng ô tô; giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô... Bên việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá, các phương án giá của các hàng hóa, dịch vụ độc quyền; hàng hóa thuộc danh mục Nhà nước định giá; hàng hóa dịch vụ thuộc diện bình ổn giá… tiếp tục được triển khai. Bộ Tài chính cũng cho biết, đến cuối năm 2010, giá bán điện cho các hộ sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho sản xuất điện sẽ được duy trì; tiếp tục giãn thời gian điều chỉnh tăng giá xăng dầu, giá than bán cho nền kinh tế (trừ than bán cho điện).