Mất an toàn thông tin - trở lực của chuyển đổi số

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chuyển đổi số đang là quá trình tất yếu của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, các vụ tấn công mạng, đặc biệt nhằm vào doanh nghiệp và tổ chức đang đặt ra nhiều thách thức cho quá trình này.

Tổn thất hàng triệu USD do tấn công mạng

Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng đến phần lớn lĩnh vực trong xã hội, thì quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng được diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú trọng vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, an ninh trên không gian mạng.
 Chuyên gia trao đổi hoàn thiện giải pháp VNPT MSS 
Một khảo sát của VNISA (Chi hội An toàn thông tin phía Nam) đối với các doanh nghiệp miền Nam vào năm 2020 đã chỉ ra thực trạng rằng: hiện chỉ có ⅓ doanh nghiệp có khả năng nhận biết tấn công mạng thông qua các công cụ giám sát, phân tích với quy trình và con người tương ứng. Đặc biệt 20% tổ chức không biết mình có bị tấn công hay không.
Sự lơ là, thiếu cảnh giác trước những cuộc tấn công mạng sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp, từ việc mất thông tin, dữ liệu quan trọng dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.
Nghiên cứu "So sánh khả năng bảo mật Châu Á - Thái Bình Dương" được Công ty Cisco thực hiện năm 2018 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các cuộc tấn công mạng trong khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, 33% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát đã tổn thất đến hơn 10 triệu USD do tấn công mạng. Con số này cao hơn mức trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (cao hơn 5%), cũng như so với toàn cầu (cao hơn 3%).
Làm thế nào để giảm thiểu tối đa thiệt hại do tấn công mạng?
Trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến ngày càng nhiều các cuộc tấn công, những mã độc mới chưa có giải pháp ngăn chặn hay các chiến dịch của các cuộc tấn công có chủ đích được ghi nhận trên thế giới và tại Việt Nam.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, đang có xu hướng chuyển dịch từ chủ động phòng thu sang những giải pháp giám sát. Thay vì chỉ tập trung vào giải pháp để kẻ xấu không thể xâm nhập vào hệ thống, các đơn vị, tổ chức sẽ đầu tư thêm các giải pháp giám sát An toàn thông tin, đặc biệt tin tưởng lựa chọn dịch vụ an ninh mạng của các Tập đoàn công nghệ uy tín.
Trước khi kẻ xấu xâm nhập vào trong hệ thống mạng của đơn vị, các giải pháp giám sát sẽ phát hiện, cảnh báo và kịp thời đẩy lùi các cuộc tấn công ra khỏi phạm vi hệ thống thông tin của đơn vị.

Những ưu thế vượt trội của dịch vụ giám sát an toàn thông tin trên thị trường
Hiện nay, Bộ Thông tin&Truyền thông đang đặt ra yêu cầu cho các đơn vị, đó là phải chủ động thực hiện đảm bảo an toàn thông tin mạng, sẵn sàng các biện pháp ứng cứu khi có sự cố.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, nhiều đơn vị doanh nghiệp đầu tư hệ thống công nghệ, quy trình, nhân lực để xây dựng riêng một trung tâm điều hành an toàn thông tin (SOC). Tuy nhiên khi đi vào vận hành, các doanh nghiệp lại chỉ khai thác được một phần công năng. Điều nay gây ra sự lãng phí và tốn kém nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, thị trường đang thiếu hụt những giải pháp trong lĩnh vực giám sát an toàn thông tin tối ưu, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao cho khách hàng và doanh nghiệp.
Một dịch vụ giám sát an toàn thông tin ưu việt cần mang đến cho khách hàng những lợi ích vượt trội như: Nhanh chóng - Tiện lợi - Hiện đại,…

Khi đó, khách hàng không cần đầu tư chi phí lớn để mua sắm thiết bị, tuyển dụng nhân sự nhưng vẫn được sử dụng công nghệ - giải pháp tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc biệt, hệ thống của doanh nghiệp luôn được giám sát, hỗ trợ ứng cứu 24/7 từ các thiết bị cho đến phần mềm ứng dụng, nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và theo dõi các cuộc tấn công mạng ngay từ giai đoạn đầu. Với những trang thiết bị công nghệ và giải pháp giám sát hàng đầu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
Một trong những giải pháp mới nhất được VNPT phát triển, đó là VNPT MSS – Nền tảng giám sát, quản lý an toàn thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp. Giải pháp sẽ chính thức ra mắt vào ngày 19/3 và được kỳ vọng sẽ tạo dựng nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp khi bước vào quá trình chuyển đổi số.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần