KTĐT - Gia vị là thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp. Và nếu bạn có nhiều loại gia vị thì cần phải cất vào 1 ngăn riêng hoặc để trên bàn nhưng được đặt trong hộp hay giá.
Bếp có lẽ là nơi chốn có công năng sử dụng lớn nhất trong nhà và vì thế, bà nội trợ nào cũng muốn nó sạch sẽ và ngăn nắp. Thêm vào đó nó sẽ giúp bạn nấu ăn nhanh hơn nhờ biết rõ mọi thứ ở đâu.
1. Dọn sạch đống lộn xộn
Hãy bỏ tất cả mọi thứ ở trên mặt bếp vào trong các hộc và giá đựng. Mỗi ngày cần thu dọn 1-2 lần mặt bàn bếp.
2. Nếu bày trên mặt bàn hãy dùng hộp
Ví dụ dùng chạn i-nox có kích thước vừa đủ để thể xếp được các dụng cụ nấu nướng, thìa dĩa… Đặt nó ở gần lò vi sóng/khu vực thuận lợi. Dùng giỏ để đựng thư từ hay các giấy tờ khác.
3. Sắp xếp các ngăn kéo
Sử dụng các ngăn chia đặc biệt. Dùng các rổ để đựng các vật nhỏ nhằm tránh thất lạc.
4. Đừng đặt các loại khăn lên mặt bếp
Đựac biệt nếu bàn luôn ẩm ướt. Hãy tạo vào móc treo ở bên cạnh tủ, phía dưới chậu rửa. Việc lấy khăn dễ mà sử dụng ngay tại chỗ cũng rất đơn giản.
5. Nơi để sách nấu ăn
Bạn có thể cất sách trong ngăn kéo bàn ăn hay trên nóc lò nướng, chứ nhất định không được để trên mặt bàn bếp.
6. Tập trung gia vị
Gia vị là thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp. Và nếu bạn có nhiều loại gia vị thì cần phải cất vào 1 ngăn riêng hoặc để trên bàn nhưng được đặt trong hộp hay giá. Tuy nhiên, tốt nhất nên để trong ngăn kéo bếp, ngay dưới bếp nấu, như thế sẽ giúp không gian trên mặt bếp thoáng đãng.
Mỗi loại gia vị cần có lọ đựng riêng.
7. Tổ chức các ngăn kéo theo hệ thống
Các loại chén, cốc để riêng, đĩa để riêng… Giữ cho các nhóm này luôn ngăn nắp.
8. Dùng các hộp nhựa
Có một số sản phẩm rất khó cất giữ nếu không có các loại hộp. Vì thế hãy mua các hộp nhựa lớn để đựng chúng và đặt ở dưới gầm chậu rửa.
9. Dụng cụ đựng theo nhóm
Ví dụ giấy bếp, ni-lon thực phẩm, giấy thiếc cần được để trong hộp đựng chuyên dụng đặt ở bàn ăn hay gần tủ lạnh; nước rửa bát, giẻ rửa bát cần được để trong 1 giỏ/khay và đặt ngay gần chậu rửa để dễ dàng sử dụng.
10. Xếp chồng để tiết kiệm không gian
Có thể đặt một số thiết bị chồng lên nhau để mặt bếp rộng rãi hơn.
11. Kiểm tra ngăn kéo thường xuyên
Mạnh dạn loại bỏ những đồ dùng không còn dùng tới hoặc hết hạn trong các ngăn kéo. Nhớ kiểm tra hạn sử dụng của các thực phẩm tích trữ.
12. Không bày biện cả những đồ vật thiết yếu, dùng hằng ngày trên mặt bàn
Lót nồi, bao tay cần được cất gọn gàng trong ngăn kéo thay vì vứt lung tung trên mặt bếp.
13. Chạn cũng cần ngăn nắp
Hãy đựng ngũ cốc và các hộp, xếp các loại đồ hộp cùng 1 chỗ và đựng đường, bột mỳ vào lọ kín.
14. Cất các dụng cụ vệ sinh
Dưới gầm chậu rửa là nơi lý tưởng để giấu các loại nước tẩy trùng, làm sạch.
15. Một tấm bảng giấy nhỏ
Thiết kế 1 tấm bìa nhỏ để gắn các tờ giấy ghi các quy tắc, thực đơn và các phiếu ăn mà bạn sưu tầm được.
Nếu những điều trên cũng không làm căn bếp của bạn trông gọn gàng hơn thì hãy thuê 1 chuyên gia để giúp tổ chức lại căn bếp.