Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mẹo hữu ích để tiết kiệm điện

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Để giúp người tiêu dùng có thêm những kỹ năng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, các chuyên viên, kỹ thuật viên sửa chữa điện gia dụng tư vấn nhiều “mẹo” hữu ích.

KTĐT - Để giúp người tiêu dùng có thêm những kỹ năng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, các chuyên viên, kỹ thuật viên sửa chữa điện gia dụng tư vấn nhiều “mẹo” hữu ích.

Nhiều thiết bị gia đình có công suất lớn nếu được sử dụng hợp lý sẽ tránh lãng phí điện.

Để giúp người tiêu dùng có thêm những kỹ năng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, các chuyên viên, kỹ thuật viên sửa chữa điện gia dụng tư vấn nhiều “mẹo” hữu ích.

Chủ động cắt giảm công suất tiêu thụ

Theo ông Chủ Thọ, phó giám đốc dịch vụ sửa chữa Thanh Sơn, những thiết bị điện gia dụng đều có ghi công suất tiêu thụ điện tối đa sau lưng hoặc dưới đáy thiết bị. Từ đó, người tiêu dùng có thể tính được tổng số lượng điện tiêu thụ của những thiết bị này trong một giờ, để có cơ sở dự trù lượng điện tiêu thụ trong tháng.

Bên cạnh đó, nồi cơm điện, bàn ủi, bếp điện từ… cũng là những thiết bị điện có công suất cao từ 800 – 1.500W/h và có thể tránh hao điện bằng việc sử dụng hợp lý. Như chỉ nấu cơm trước mỗi buổi ăn khoảng 30 phút, để tránh dùng chức năng hâm nóng nhiều lần.
 
Bếp điện từ khi sử dụng không chọn công suất cao tối đa ngay mà điều chỉnh dao động từ 800W rồi mới nâng dần lên 1.000 – 1.500W.
 
Tivi LCD cũng có công suất từ 100 – 200W, nếu xem liên tục nhiều giờ thì tiêu tốn lượng điện lớn. Tuy vậy, sử dụng tivi đều có cách để tiết kiệm điện bằng việc điều chỉnh độ sáng, độ tương phản màn hình.
 
Vệ sinh và sử dụng thiết bị hợp lý
 
Ông Huy Phong, chuyên viên trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM, cho biết: với những thiết bị điện sử dụng thường xuyên và liên tục trong gia đình như đèn, quạt, tivi, máy vi tính, máy lạnh… nên lau chùi và vệ sinh bụi bẩn bám trên thiết bị.
 
Với đèn cần vệ sinh bóng, máng đèn, giúp tăng hiệu quả chiếu sáng trở lại; quạt thì nên đặt ở vị trí đối lưu không khí, khi hoạt động sẽ đỡ nóng động cơ hơn.
 
Nồi cơm điện cần được lau chùi, vệ sinh mâm nhiệt ở đáy nồi để tránh hao nhiệt lượng.
 
Với bàn ủi điện thì nên ủi tất cả quần áo một lần, ủi đồ mỏng trước rồi chuyển sang đồ dày hơn; ủi xong hết, ngắt điện tận dụng hơi nóng còn lại của bàn ủi để ủi đồ mỏng trở lại.

Riêng với tủ lạnh, chú ý vệ sinh phần rìa cao su trên cạnh cửa tủ, đây là phần cách ly bảo quản hơi lạnh, lâu ngày cặn bẩn đóng trên phần cao su này làm thất thoát hơi lạnh, ảnh hưởng tới việc giữ lạnh, làm công suất tiêu thụ điện tăng nhiều hơn. Ngoài ra, không nên đặt quá nhiều thực phẩm trong tủ, che mất lỗ thoát hơi lạnh, khiến hơi lạnh không thể lưu thông đều cho các ngăn lạnh. Thức ăn nóng không nên vội vàng bỏ vào tủ, ảnh hưởng tới nhiệt độ tủ lạnh, gây tiêu hao điện nhiều hơn.

Đối với máy lạnh, do việc vệ sinh thiết bị này khá phức tạp, đòi hỏi am hiểu chuyên môn, người sử dụng nên nhờ thợ bảo trì vệ sinh bụi bẩn bên trong giàn nóng, giàn lạnh của máy khoảng sáu tháng/lần. Còn lưới lọc bụi ở giàn lạnh, người sử dụng có thể tự lau chùi khoảng một tháng/lần. Khi đó khả năng làm lạnh mới bảo đảm và đỡ hao điện.
 
Lò vi sóng khi sử dụng xong nên ngắt điện bằng cách rút dây nguồn bởi lò không có nút tắt hẳn nguồn điện mà luôn hoạt động ở chế độ chờ, làm tiêu hao một lượng điện nhỏ. Có trường hợp đóng cửa lò không sát thì đèn bên trong lò vẫn sáng, gây tiêu hao điện.