KTĐT - Sau hơn 30 năm vào khai thác công nghiệp, mỏ khí Tiền Hải-Thái Bình đang cạn kiệt với sản lượng khai thác sụt giảm rõ rệt.
Thông tin này được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định tại lễ kỷ niệm 30 năm khai thác dòng khí công nghiệp đầu tiên của ngành dầu khí Việt Nam vào sáng 21/4, tại Thái Bình.
Để duy trì sản lượng khí tại Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải, PVEP và Công ty dầu khí Sông Hồng đã và đang tích cực triển khai các hoạt động thăm dò tìm kiếm, đánh giá trữ lượng các cấu tạo tiềm năng ở miền võng Hà Nội và các khu vực thuộc bể trầm tích sông Hồng.
Các cấu tạo dầu khí mới được phát hiện như Hắc Long, Địa Long, Hàm Rồng, Thái Bình là những cơ hội đầy triển vọng để phát triển khai thác nguồn nhiên liệu phục vụ phát triển công nghiệp sản xuất nói chung và công nghiệp dầu khí nói riêng ở khu vực Bắc Bộ trong thời gian tới.
Hiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giao cho Tổng Công ty Khí (PV Gas) lập phương án triển khai dự án thăm dò khai thác mỏ Hàm Rồng, Thái Bình từ lô 102-106 từ 2011-2014. Đặc biệt, trong giai đoạn này, PVN cũng ưu tiên xây dựng tuyến đường ống dẫn khí từ mỏ Hàm Rồng, Thái Bình vào bờ, tạo xương sống cho ngành công nghiệp khai thác sản xuất khí tại Trung tâm khí Thái Bình và các vùng phụ cận Hà Nội, Hải Phòng, đáp ứng nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên của nền kinh tế.
Ngày 19/4/1981, dòng khí công nghiệp đầu tiên tại Giếng khoan 61 mỏ Tiền Hải C (trầm tích Mioxen, hệ tầng Tiên Hưng, chiều sâu 1146-1156) với lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm đã được đưa vào buồng đốt tuabin nhiệt điện tại Tiền Hải phát ra dòng điện công suất 10 MW hòa lưới quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu lần đầu tiên ngành dầu khí Việt Nam được ghi tên trên bản đồ dầu khí thế giới, mở ra triển vọng to lớn trên hành trình tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước và tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.
Từ giếng khoan 61, một loạt giếng khoan đã được thực hiện trong những năm tiếp theo và đến nay tại khu vực Tiền Hải này đã phát hiện tổng cộng 13 vỉa khí với tổng trữ lượng tại chỗ là 1,3 tỷ m3.
Từ năm 1981 đến nay, tổng sản lượng khí khai thác và cung cấp đạt 850 triệu m3 và Khu công nghiệp khí Tiền Hải 120ha đã phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát điện và sản xuất các sản phẩm chất lượng như thủy tinh, pha lê, gốm sứ, gạch ceramic, granit với doanh thu 650 tỷ đồng, thu hút hơn 6.000 lao động, đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình./.
Thông tin này được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định tại lễ kỷ niệm 30 năm khai thác dòng khí công nghiệp đầu tiên của ngành dầu khí Việt Nam vào sáng 21/4, tại Thái Bình.
Để duy trì sản lượng khí tại Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải, PVEP và Công ty dầu khí Sông Hồng đã và đang tích cực triển khai các hoạt động thăm dò tìm kiếm, đánh giá trữ lượng các cấu tạo tiềm năng ở miền võng Hà Nội và các khu vực thuộc bể trầm tích sông Hồng.
Các cấu tạo dầu khí mới được phát hiện như Hắc Long, Địa Long, Hàm Rồng, Thái Bình là những cơ hội đầy triển vọng để phát triển khai thác nguồn nhiên liệu phục vụ phát triển công nghiệp sản xuất nói chung và công nghiệp dầu khí nói riêng ở khu vực Bắc Bộ trong thời gian tới.
Hiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giao cho Tổng Công ty Khí (PV Gas) lập phương án triển khai dự án thăm dò khai thác mỏ Hàm Rồng, Thái Bình từ lô 102-106 từ 2011-2014. Đặc biệt, trong giai đoạn này, PVN cũng ưu tiên xây dựng tuyến đường ống dẫn khí từ mỏ Hàm Rồng, Thái Bình vào bờ, tạo xương sống cho ngành công nghiệp khai thác sản xuất khí tại Trung tâm khí Thái Bình và các vùng phụ cận Hà Nội, Hải Phòng, đáp ứng nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên của nền kinh tế.
Ngày 19/4/1981, dòng khí công nghiệp đầu tiên tại Giếng khoan 61 mỏ Tiền Hải C (trầm tích Mioxen, hệ tầng Tiên Hưng, chiều sâu 1146-1156) với lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm đã được đưa vào buồng đốt tuabin nhiệt điện tại Tiền Hải phát ra dòng điện công suất 10 MW hòa lưới quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu lần đầu tiên ngành dầu khí Việt Nam được ghi tên trên bản đồ dầu khí thế giới, mở ra triển vọng to lớn trên hành trình tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước và tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.
Từ giếng khoan 61, một loạt giếng khoan đã được thực hiện trong những năm tiếp theo và đến nay tại khu vực Tiền Hải này đã phát hiện tổng cộng 13 vỉa khí với tổng trữ lượng tại chỗ là 1,3 tỷ m3.
Từ năm 1981 đến nay, tổng sản lượng khí khai thác và cung cấp đạt 850 triệu m3 và Khu công nghiệp khí Tiền Hải 120ha đã phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát điện và sản xuất các sản phẩm chất lượng như thủy tinh, pha lê, gốm sứ, gạch ceramic, granit với doanh thu 650 tỷ đồng, thu hút hơn 6.000 lao động, đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình./.