Thực tế đó đã được các nhà nghiên cứu đưa ra "mổ xẻ" trong cuộc hội thảo mang chủ đề "Khán giả với sân khấu Hà Nội" cuối tuần qua.
Diễn vở cho... người xưa
Hai năm trở lại đây, hầu hết các nhà hát của các loại hình nghệ thuật truyền thống Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy. Rạp Đại
Hiện tại, Hà Nội duy nhất có Nhà hát Tuổi trẻ hàng đêm vẫn sáng đèn, nghệ sĩ say mê diễn xuất với những hàng ghế luôn chật kín người xem. Gần 10 năm nay, các tiểu phẩm "Đời cười" của Nhà hát chinh chiến trong Nam, ngoài Bắc, mà vẫn luôn luôn sốt vé, vì khán giả tìm thấy hình bóng mình trong mỗi tiểu phẩm hài đó. Nhìn vào sân khấu phía
Bức tranh của sự năng động
Thực tế, sân khấu Hà Nội ít có vở diễn trụ rạp quá hai tuần, mà vẫn còn người xem, nếu không phải là miễn phí. Trong khi đó, nguồn tiền dựng vở, trả lương cho nghệ sĩ chủ yếu dựa vào chế độ bao cấp, nhưng nghệ sĩ sống được bằng nghề lại phải nhờ vào tiền bán vé. Nhà hát Chèo Hà Nội đầu tư tiền tỷ cho các vở "Nàng Sita", "Oan khuất một thời"… chú tâm từ công tác kịch bản, quảng bá, tạo hình cũng như trang phục cho diễn viên. Khi công chiếu ở TP. HCM, cũng trụ rạp một thời gian dài, chật kín người xem. Nhưng qua đó, nảy sinh một vấn đề khác, sân khấu Hà Nội vẫn thua sân khấu TP. HCM về cách tạo dựng mối quan hệ khăng khít giữa khán giả và sân khấu.
Trong cuộc hội thảo, các chuyên gia đã “mổ xẻ căn bệnh” của sân khấu Hà Nội với một loạt tham luận như: “Sân khấu Thủ đô với khán giả”; “Tìm lại sở thích xem sân khấu của người Hà Nội”; “Sân khấu Hà Nội cần đầu tư gì?”; “Khán giả trẻ em với sân khấu Hà Nội”… Đa phần các nghệ sĩ cũng tự nhận ra: Nếu chúng ta không đầu tư cho khán giả trẻ ngày hôm nay, nếu chúng ta không quảng bá rộng rãi…, mà giới trong nghề gọi là “nuôi” khán giả, đến một lúc nào đó, khán giả trẻ sẽ không hiểu nghệ thuật sân khấu của chúng ta là gì.
Tuy nhiên, ai là người chữa “căn bệnh” này cho sân khấu Hà Nội lại chưa xác định được.