Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mỗi tỉnh, thành phố một trạm dừng nghỉ đường bộ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trên cơ sở Luật GTĐB 2008, thực trạng hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản thông qua Tổ chức JICA đã giúp VN xây dựng qui hoạch tổng thể hệ thống trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ của VN.

KTĐT - Trên cơ sở Luật GTĐB 2008, thực trạng hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản thông qua Tổ chức JICA đã giúp VN xây dựng qui hoạch tổng thể hệ thống trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ của VN.

Theo đó, từ nay đến năm 2015 hình thành hệ thống trạm dừng nghỉ đường bộ như là một bộ phận của kết cấu hạ tầng, hội tụ đủ 5 chức năng cơ bản: nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho hành khách và lái xe đường trường, quản lý giao thông đường bộ, cung cấp thông tin, hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, điểm nhấn cảnh quan du lịch.

Việc xây dựng hệ thống các trạm dừng nghỉ tiện nghi trên hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam thời gian qua đã được Chính phủ và Bộ GTVT đặc biệt quan tâm. Luật GTĐB 2008 đã xác định trạm dừng nghỉ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ công cộng và cộng đồng. é?c bi?t trong th?i gian qua, Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã viện trợ không hoàn lại giúp Chính phủ Việt Nam Dự án hợp tác kỹ thuật “Nghiên cứu qui hoạch tổng thể phát triển các trạm nghỉ dọc đường”. Dự án bắt đầu từ tháng 12 năm 2006 và vừa được hoàn thành bàn giao cho phía Việt Nam. Đây là cơ sở và là tiền đề để xúc tiến việc xây dựng và phát triển hệ thống trạm dừng nghỉ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trong Dự án quy hoạch tổng thể trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ tại Việt Nam do tổ chức JICA Nhật Bản hỗ trợ đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 trên các tuyến quốc lộ cứ 200 km có một trạm dừng nghỉ và ít nhất ở mỗi tỉnh có một trạm dừng nghỉ, đến năm 2020 cứ 100 km trên dọc quốc lộ có 01 trạm và mỗi tỉnh phấn đấu có thêm một hoặc một số trạm dừng nghỉ trên các tỉnh lộ. Như vậy mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trên hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam phải có ít nhất 200 trạm dừng nghỉ đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ cho phương tiện và người tham gia giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải đường bộ.

Ông TOJO - Phó trưởng Đại diện JICA tại VN cho biết: Mỗi trạm dừng nghỉ trong hệ thống các trạm được đề nghị này có 5 chức năng chính: Thứ nhất là cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi cho người tham gia giao thông (lái xe, khách đi xe bao gồm cả khách du lịch).

Ngoài ra tùy theo quy mô, trạm dừng nghỉ còn có thể cung cấp dịch vụ cứu trợ y tế, sửa chữa phương tiện, cung cấp nhiên liêu. Giúp lái xe và hành khách khắc phục tình trạng mệt mỏi một cách thuận tiện và đảm bảo ATGT.

Thứ hai là chức năng cung cấp thông tin: về mạng lưới đường bộ (điều kiện đường sá, cầu; lưu lượng phương tiện lưu thông), về danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch của địa phương. Thứ ba là chức năng phát triển kinh tế vùng: trạm dừng nghỉ là nơi giới thiệu, bán các sản phẩm địa phương, thu hút khách du lịch đến các địa điểm du lịch trong vùng và hợp tác kinh tế giữa các vùng.

Thứ tư là chức năng quản lý giao thông: hỗ trợ các cơ quan quản lý đường bộ trong việc quản lý hạ tầng đường bộ, thông tin về tình trạng cầu, đường để kịp thời bảo trì hoặc sửa chữa có hiệu quả. Thứ năm, Trạm dừng nghỉ đảm nhiệm chức năng là biểu trưng, điểm nhấn của vùng, khu vực: đặc trưng cho nền văn hoá vùng miền hoặc danh lam, thắng cảnh của khu vực.

Đảm nhiệm các chức năng này, cơ sở vật chất của trạm dừng nghỉ bao gồm tối thiểu có: diện tích đỗ xe phù hợp, nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi, thư giãn; phòng cung cấp thông tin, hướng dẫn du lịch; khu vực giới thiệu sản phẩm địa phương; khu vực cung cấp các dịch vụ khác như: ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí, khách sạn, thư viện, có thể có thêm khu bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, cung cấp nhiên liệu với điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và phòng cháy.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Cục trưởng Cục ĐBVN cho biết về những yêu cầu về qui hoạch trạm dừng nghỉ: Quy hoạch trạm dừng nghỉ phải gắn với quy hoạch giao thông đường bộ. Đối với tuyến đường giao thông mới xây dựng, khi lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phải lập quy hoạch trạm dừng nghỉ và dành quỹ đất phù hợp tại từng vị trí để xây dựng trạm nghỉ trên tuyến.

Đối với các tuyến giao thông đang khai thác, Bộ GTVT phối hợp với UBND cấp tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể trong phạm vi toàn quốc. Bộ GTVT (Cụ thể là Cục ĐBVN) là cơ quan quản lý mạng lưới đường bộ trong cả nước phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ VHTT&DL, Bộ NN&PTNN, UBND các tỉnh, thành phố, lập qui hoạch tổng thể và thực hiện xây dựng hệ thống trạm dừng nghỉ trong toàn quốc trên cơ sở qui hoạch tổng thể của Dự án do JICA tài trợ; Chính quyền địa phương căn cứ kế hoạch tổng thể hệ thống trạm dừng nghỉ để phân bổ quĩ đất, qui hoạch phát triển các dịch vụ bổ trợ kèm theo dịch vụ trạm nghỉ ( Phát triển du lịch, sản xuất đặc sản địa phương...). Qui hoạch tổng thể hệ thống trạm dừng nghỉ phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố công khai để các nhà đầu tư biết tham gia xây dựng.

Qui hoạch tổng thể hệ thống trạm dừng nghỉ không đưa ra vị trí cụ thể của từng trạm dừng nghỉ mà chỉ đưa ra yêu cầu cơ bản khi xác định vị trí. Yêu cầu cơ bản gồm 4 yếu tố: Có lưu lượng phương tiện và người qua lại, đảm bảo ATGT. Phù hợp với điều kiện địa lý, cảnh quan môi trường. Thứ 3: phải gắn với đường giao thông công cộng và thuận lợi cho xe ra vào. có thể gần các thị trấn, thị tứ, khu du lịch.

Qui hoạch sẽ dựa trên tiêu chí và loại trạm để xác định khoảng cách giữa các trạm dừng nghỉ. Căn cứ qui mô và cơ sở vật chất của trạm dừng nghỉ, hệ thống trạm dừng nghỉ được phân loại và qui hoạch khoảng cách giữa các trạm.

Trong đó, trạm loại 1: khoảng cách giữa các trạm là 200 Km, được xây dựng dọc các quốc lộ có lưu lượng giao thông cao, lưu lượng khách ghé vào lớn, có thể gần khu đô thị hoặc điểm du lịch, qui mô trạm lớn, có nhiều dịch vụ. Trạm loại 2 khoảng cách giữa các trạm là 100 Km, được xây dựng dọc các quốc lộ có lưu lượng giao thông cao hoặc vừa, lưu lượng khách ghé vào thấp hơn loại 1, có thể gần khu đô thị, ngoại ô hoặc điểm du lịch, vùng nông thôn, qui mô vừa, không có nhiều dịch vụ như khách sạn, khu vui chơi giải trí. Trạm loại 3 được xây dựng dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ có lưu lượng giao thông thấp; lưu lượng khách ghé vào ít hơn loại 2, có thể gần vùng nông thôn, miền núi, qui mô nhỏ, có một số ít dịch vụ.

Các trạm dừng nghỉ có thể bố trí xen kẽ, giữa các trạm loại 1 có trạm loại 2 hoặc loại 3 để phù hợp với các cung chặng và điểm xuất phát khác nhau của phương tiện và hành khách.

Dự án cũng đã đưa ra hướng kêu gọi các nguốn vốn đầu tư, huy động nhiều thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, kiến nghị các chính sách ưu đãi đối với các cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng trạm nghỉ đường bộ.