Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mong được hỗ trợ vốn và kỹ thuật

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong thời gian qua, tại nhiều xã trên địa bàn huyện Thanh Trì đã bắt đầu hình thành các mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu. Theo đánh giá, đây là hướng đi cho thu nhập cao, đồng thời tận dụng được phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường, thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai là một trong những hộ trồng nấm đầu tiên trên tại huyện Thanh Trì. Từ năm 2005, chỉ 300m2² đến nay khu trồng nấm của gia đình anh chị đã mở rộng lên 1.000m2², trồng đủ các loại nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ... Nhờ trồng nấm mỗi tháng gia đình chị thu được trên 10 triệu đồng.
 
Từ cuối năm 2011 đến nay, nhiều hộ gia đình tại xã Tả Thanh Oai cũng chuyển sang trồng nấm. Theo ông Lê Đình Quang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tả Thanh Oai, tuy mới đưa vào sản xuất nhưng mô hình trồng nấm đã cho hiệu quả cao gấp 4 - 5 lần cấy lúa. Một số địa phương khác trên địa bàn huyện Thanh Trì như xã Hữu Hòa, Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc,... cũng đang phát triển mạnh mô hình này.
 
Mong được hỗ trợ vốn và kỹ thuật - Ảnh 1
 
Mô hình trồng nấm của gia đình ông Nguyễn Công Khải, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì. Ảnh: Hoàng Tú
 
Theo Ông Nguyễn Công Khải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Quỳnh, trước đây nhu cầu tiêu dùng nấm thấp nên người dân ít mặn mà, hiện nay đầu ra của nấm khá thuận lợi, khiến người dân tích cực nhân rộng sản xuất. Ông Khải cũng  làm thí điểm với diện tích 120m2². Ông chia sẻ, tuy mới vào giống 3.000 bịch nấm sò từ ngày 5/9. Với giá bán buôn 30.000 - 40.000 đồng/kg, ông thu được gần 8 triệu đồng/tháng.
 
Trước hiệu quả rõ rệt của nghề trồng nấm, nhiều địa phương đã có chủ trương nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, để mở rộng sản xuất, cần tăng cường tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân. Ông Nguyễn Văn Sơn, đội 4, xã Tả Thanh Oai chia sẻ, theo lý thuyết, 1 tấn rơm có thể cho tỷ lệ 25% nấm. Tuy nhiên, do chưa nắm kỹ thuật tốt nên năng suất của gia đình ông chỉ đạt 12%.
 
"Nếu phát huy hết công suất 3.000m2²² diện tích, gia đình tôi có thể thu nhập đạt 500 triệu đồng/năm. Do đó, chúng tôi rất mong muốn được hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm" - ông Sơn bày tỏ.
 
Một vấn đề nữa là hiện nay vốn đầu tư nhà xưởng lớn, bình quân 100 triệu đồng/mô hình. Do đó, nhiều hộ dân kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ tiếp cận vốn vay ưu đãi, nhất là các hộ có diện tích lớn.
 
Đồng thời, địa phương cần có quy hoạch chuyển đổi, xây dựng các vùng sản xuất nấm chuyên canh ngoài đồng để khắc phục hạn chế về diện tích trong khu dân cư. Về lâu dài, huyện, xã cần có hướng giúp các hộ dân xây dựng thương hiệu, thành lập các HTX sản xuất nấm sạch và hỗ trợ trang thiết bị lò hấp nâng cao chất lượng và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.