Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Một năm cầm quyền vất vả của B. Obama

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cách đây một năm (ngày 20-1-2009), ông Barack Obama đã chính thức trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ với cam kết là “thay đổi nước Mỹ”.

KTĐT - Cách đây một năm (ngày 20-1-2009), ông Barack Obama đã chính thức trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ với cam kết là “thay đổi nước Mỹ”.

           
Trong một năm qua, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Obama đã có nhiều thay đổi. Song dường như hàng loạt các vấn đề nan giải mà chính quyền tiền nhiệm để lại vẫn chưa được giải quyết.Chính vì vậy, thời gian qua mới chỉ được coi như một phép thử đối với các chủ trương, chính sách của ông Obama và nó cho thấy năm 2010 sẽ tiếp tục là một năm đầy thử thách đối với ông Obama.

           
* Một năm nhìn lại

           
Với chủ trương thay đổi nước Mỹ, trong một năm qua, Chính phủ của Tổng thống B.Obama đã đưa ra một số thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại so với Chính phủ của đảng Cộng hòa trước đây. Tuy nhiên, với một “di sản” được thừa hưởng từ Chính phủ tiền nhiệm là một đất nước đang chìm trong khủng hoảng tài chính-kinh tế, hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên cũng như tiến trình hòa bình Trung Đông đang dậm chân tại chỗ... thì việc khôi phục hình ảnh một nước Mỹ cường quốc không phải là việc dễ làm trong một sớm một chiều.
Một năm sau, giới quan sát hầu như đều nhất trí cho rằng, ông Obama đã đặc biệt thành công trong việc cải thiện hình ảnh của Mỹ trong tư cách là siêu cường quốc duy nhất trên thế giới. Thế nhưng trong lĩnh vực đối nội, những cải tổ ông đề ra chưa thuyết phục được người dân Mỹ, thậm chí còn gây thất vọng trong số những người từng ủng hộ ông.

           
Vai trò hàng đầu của Mỹ trên thế giới hiện nay vừa được Tổng thống Barack Obama nêu bật với quyết định nhanh chóng tung ra chiến dịch cứu trợ nạn nhân động đất tại Haiti, với một lực luợng quân sự hơn 10.000 người, huy động nào là hàng không mẫu hạm, tàu bệnh viện, tàu đổ bộ, nào là vận tải cơ, máy bay trực thăng, vừa tham gia công tác cứu trợ, vừa tìm cách bảo đảm an toàn cho chiến dịch nhân đạo được quốc tế khởi động. Đó là chưa kể đến một ngân sách lên đến 100 triệu USD chi viện cho Haiti đã được Tổng thống Mỹ loan báo vài tiếng đồng hồ sau khi vụ động đất xảy ra.Quyết định kịp thời và mạnh mẽ của chính quyền Obama trong vấn đề Haiti được coi là động lực lôi kéo các nước còn lại trên thế giới, với số tiền hứa giúp đỡ quốc gia bị nạn vượt mức hai tỷ USD trong không đầy một tuần lễ.


Ngược lại thì trong địa hạt đối nội, ông đã không thuyết phục được người dân Mỹ.
Mặc dù ông đã thành công trong việc khôi phục niềm tin của mọi người vào hệ thống tài chính, đã thúc đẩy được đề án cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế, cho dù công việc chưa hoàn tất. Bên cạnh đó, theo một thống kê không chính thức, trong tổng số 500 cam kết mà ông Obama đưa ra trong thời gian vận động tranh cử, chỉ có 124 lời hưá là đã được ông cho thực hiện trong một năm qua. Công thêm với tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, thâm thủng ngân sách Nhà nước vẫn cực lớn, cũng dễ hiểu là tỷ lệ người Mỹ thất vọng về ông ngày càng tăng.

- Về đối nội: Trong năm đầu tiên cầm quyền, Tổng thống B. Obama đã phải đối mặt với một nền kinh tế Mỹ “suy thoái nặng” trong vòng 70 năm qua, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD mà chính quyền Obama đề xuất đã được thông qua hồi đầu năm 2009 đã giúp duy trì và tạo ra hơn một triệu việc làm. Trong quý III năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng 2,8%. Đây là lần tăng đầu tiên trong hơn một năm qua và là lần tăng với tốc độ cao nhất trong hai năm qua của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù đạt được một số tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, thì trên thực tế, tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của nước này hiện đang ở mức khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp cao, mức sống giảm sút…Theo thông báo của Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 10,2% hồi tháng 10-2009, làmức cao nhất trong vòng 26 năm qua.

           
Bộ Tài chính Mỹ thông báo, thâm hụt ngân sách của Mỹ đãtạo ra một kỷ lục mới trong lịch sử nước Mỹ. Năm tài khóa 2008- 2009 (kết thúc vào ngày 30-9-2009) cũng xác lập một kỷ lục cao nhất trong 54 năm qua về mức thâm hụt ngân sách, lên tới 1.420 tỷ USD, tương đương 9,9% GDP, tăng gấp hai lần số thâm hụt năm 2002 và vượt mức thâm hụt ngân sách của năm tài khóa 2007-2008 là hơn 958 tỷ USD. Mức thâm hụt ngân sách năm tài chính 2009-2010 được dự báo là khoảng 1.500 tỷ USD. Bộ Tài chính còn cho biết, đến giữa tháng 11-2009, nợ công của nước này lên tới12.104 tỷ USD,lần đầu trong lịch sử đã vượt ngưỡngcho phéplà 12 nghìn tỷ USD.

           
Trong năm 2009, có thêm 140 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa và xin phá sản, nhiều ngân hàng khác hoạt động kém hiệu quả. Chưa thấy có dấu hiệu phục hồi trong ngành tài chính-ngân hàng.

           
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong nămtài chính 2008-2009 có tới hơn 49 triệu người Mỹ, khoảng 14,6% hộ gia đình, bị đứt bữa. Đây là mức cao kỷ lục trong vòng 14 năm qua. Bên cạnh đó, khoảng 17,3 triệu người, tương đương với 5,7% hộ gia đình cũng đang rơi vào tình cảnh "an ninh lương thực cực thấp", nghĩa là các thành viên trong gia đình phải giảm khẩu phần ăn hằng ngày. Không chỉ vậy, khoảng 16,7 triệu trẻ em Mỹ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, nhiều hơn 4,3 triệu trẻ so với năm 2007.

           
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanki cảnh báo, mặc dù nền kinh tế Mỹ đã có một số cải thiện, nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định đây là sự phục hồi bền vững. Sẽ không có khả năng tăng trưởng nhanh chóng khi mà người dân vẫn lo ngại về vấn đề việc làm và tiếp cận hạn chế đối với tín dụng. FED đã đưa ra dự báo, có thể phải mất từ 5 đến 6 năm để thị trường việc làm ởMỹ mới có thể quay trở lại mức bình thường.

           
Một trong những vấn đề cốt lõi nữa trong chương trình tranh cử của Tổng thống B.Obama là cải cách về y tế. Trong bối cảnh nước Mỹ trở thành quốc gia có chi phí y tế đắt đỏ nhất thế giới, 45 triệu người Mỹ khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế do không có bảo hiểm y tế, kế hoạch cải cách hệ thống y tế của ông Obama được trông đợi như một trong những thay đổi mà nước Mỹ cần phải có. Tuy nhiên, kế hoạch này đến nay vẫn chưa được thông qua do vấp phải sự phản đối của Đảng Cộng hòa cho rằng nó có thể làm tăng khoản thâm hụt ngân sách nhà nước.

           
Tổng thống Obama cũng phải đối mặt với các vấn đề như chính sách nhập cư, việc thông qua một đạo luật về biến đổi khí hậu và tạo việc làm trong một nền công nghiệp năng lượng xanh.

 
Tại các cuộc bầu cử thống đốc tiểu bang hồi đầu tháng 11-2009, đảng Cộng hòa giành ghế thống đốc tại cả hai bang VirginiaNew Jersey. Sự kiện này được báo chí Mỹ cho là "cú đấm chính trị" đối vớiông Obama, đe dọa vận mệnh của đảng Dân chủ.

 
- Về đối ngoại: Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn và trở ngại lớn cho Washington trong việc thực hiện các mục tiêu về an ninh và đối ngoại.

           
Các chính quyền Mỹ trước đây thường đặt trọng tâm chính sách đối ngoại vào Trung Đông, Châu Âu, cuộc chiếntranh ở Iraq và ở Afghanistan, ít quan tâm tới khu vực Đông Á, biến nơi này rơi vào ảnh hưởng của đại cường Trung Quốc, đất nước được Mỹ coi là đối thủ tiềm tàng. Song, từ khi trở thành ông chủ Nhà trắng, ông Obama đã liên tục phát đi những tín hiệu sẽ thay đổi đường lối đối ngoại đơn phương của chính quyền G.Bush tiền nhiệm bằng chính sách ngoại giao tăng cường can dự với "quyền lực mềm", hợp tác đa phương nhằm đối phó những thách thức toàn cầu.


Tổng thống Obama tuyên bố ưu tiên giải quyết vấn đề Afghanistan, rút hết quân khỏi Iraq, mang lại "làn gió mới" cho vấn đề Trung Đông và vấn đề hạt nhân của Iran, "giang rộng cánh tay" với thế giới Hồi giáo, tìm cách mở rộng hợp tác với các nướckhu vực ChâuÁ- Thái Bình Dương trên những lĩnh vực có chung lợi ích, Những tuyên bố của Tổng thống B. Obama về chính sách đối ngoại được cho là đáng quan tâm, nhưng đã và đang vấp phải sự phản kháng mạnh và khác nhau của quốc tế.

           
Trên thực tế, trong năm qua, Tổng thống Obama đã hai lần quyết định đưa thêm quân Mỹ tới chiến trường Afghanistan, nâng tổng số binh sĩ Mỹ tại nước này lên khoảng 100.000 người, nhiều gấp ba lần so với lúc ông vào Nhà trắng. Quyết định tiếp tục can dự sâu vào Afghanistan bằng giải pháp quân sự đã được chính dư luận phương Tây cho là "một canh bạc đắt giá" đối với ông Obama và gây ra sự chia rẽ trong đảng Dân chủ Mỹ.


Để tạo điều kiện cho việc rút quân Mỹ khỏi Iraq, chính quyền Mỹ quyết định rút quân khỏi các thành phố, nhưng tình hình an ninh tại Iraq vẫn bất an nghiêm trọng

           
Một số động thái ngoại giao của Oasinhtơn trong nỗ lực mang lại "làn gió mới" cho cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran và cuộc xung đột giữa Palestine và Israel xem ra chưa làm giảm sức nóng ở những khu vực chiến lược này. Và kế hoạch đóng cửa nhà tù của Mỹ ở Guantanamo diễn ra không như ý muốn của người đứng đầu Nhà trắng.

           
Đánh giá về thời gian vừa qua, Tổng thống Obama tự chấm cho mình mức điểm B và thừa nhận chưa làm được gì nhiều cho nước Mỹ.

           
Với khẩu hiệu “thay đổi” từ khi tranh cử đến nay, Tổng thống Obama đã phải thừa nhận “thay đổi thật khó” và “thay đổi không thể xảy ra trong một sớm một chiều”.


Mạng tin RealClearPolitics ngày 19/1 cho biết, xét về tỷ lệ ủng hộ của người dân Mỹ vào thời điểm một năm sau ngày nhậm chức, Tổng thống Barack Obama đã bị tụt xuống vị trí thứ ba từ dưới lên trong 11 tổng thống Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là điều bất ngờ vì Tổng thống Obama đã từng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri Mỹ, cũng như của dư luận thế giới sau ngày nhậm chức. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Obama đã bị tụt rất nhanh trong năm cầm quyền đầu tiên.

           
Tỷ lệ ủng hộ cao nhất vào thời điểm một năm sau ngày cầm quyền chính là Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush, với 83% và tiếp theo là thân phụ của ông, George W. H. Bush, với 80% ủng hộ. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng này là Tổng thống John F. Kennedy với 79% ủng hộ. Tổng thống nhận được sự ủng hộ thấp nhất vào thời điểm một năm cầm quyền là Gerald Ford với 46% ủng hộ, tiếp theo là Tổng thống Ronald Reagan (47%) và Tổng thống Barack Obama với 50% ủng hộ.

           
Vào thời điểm nhậm chức, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Obama là 67%, đứng thứ 5 trong 11 tổng thống kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Đứng đầu danh sách này là Tổng thống Lyndon B. Johnson với 78% ủng hộ, tiếp theo là Tổng thống John F. Kennedy (72%) và Gerald R. Ford (71%).

           
Nếu tính tỷ lệ ủng hộ trung bình trong năm cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Obama đứng ở vị trí ngang với Tổng thống Ronald Reagan, với 57% ủng hộ, và chỉ đứng trên các Tổng thống Gerald Ford (47%) và Bill Clinton (49%). Người có tỷ lệ ủng hộ trung bình cao nhất trong năm cầm quyền đầu tiên là Tổng thống John F. Kennedy với 76%, tiếp theo là Lyndon B. Johnson (75%) và Dwight D. Eisenhower (69%).