Theo ông Ngôn, đây là hiện tượng rất lạ và cơ quan chức năng cũng đã lấy mẫu đá về để phân tích xem trong đó có chất gì, có a xít hoặc chất gây hại không.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Lâm Đồng cũng đã phối hợp với ngành chức năng thành phố Đà Lạt đã tiến hành khảo sát thiệt hại do trận mưa đá gây ra để có phương án hỗ trợ cho nông dân.
Một số người dân lấy đá về sử dụng.
Trước đó, chiều 7/5, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã xảy ra một trận mưa đá kèm lốc xoáy kinh hoàng. Cơn mưa kéo dài khoảng 1 giờ đã làm hư hại hoàn toàn nhiều vườn rau, hoa và nhà kính của người dân.
Thiệt hại nặng nhất được ghi nhận tại địa bàn phường 8 (TP. Đà Lạt) với hàng chục hecta rau màu, nhà kính bị ảnh hưởng.
Những viên đá xuất hiện trong cơn mưa to bằng ngón tay cái và kết lại với nhau thành nhiều đống đá rất lớn.
Trận mưa đá kèm lốc xoáy đã làm nhiều nhà kính trồng rau, hoa của người dân bị đổ sập, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, hàng chục vườn bắp sú, cải thảo, rau dền…trồng ngoài trời của người dân cũng bị thiệt hại hoàn toàn.
Năm 1999, khu vực Phước Thành (phường 7, Đà Lạt) và xã Lát huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) từng gánh chịu cơn mưa đá khủng khiếp. Sau cơn mưa đá kết thành khối lớn như chiếc xe tải và phải 5 ngày mới tan hết.