Ngày nay, trên sàn diễn sân khấu, đâu đâu cũng thấy múa, múa minh họa cho bài hát, tiết mục múa đơn lẻ, múa biểu diễn nghệ thuật lễ hội, múa được dựng thành vở... Thế nhưng, từ diễn viên múa cho đến biên đạo, người làm âm nhạc múa vẫn kêu… tủi phận.
"Đà Nẵng được nói đến là thành phố đáng sống, có thể chia ra một vài đối tượng khán giả của múa: Một là khán giả xem diễn trò trước đám cưới, hai là khán giả xem múa trong các lễ hội pháp hoa, lễ hội du lịch, có khán giả nhiều tiền thì uống rượu ngoại ngắm diễn viên múa bụng. Những người lao động hiếm có ai mua vé vào xem trong nhà hát" - NSND Lê Huân cho biết. Phần đông khán giả biết đến múa qua các kênh truyền hình. Tuy nhiên, phần lớn thời lượng phát sóng của các kênh truyền hình hiện nay lại dành cho sân khấu giải trí hoặc phim truyện đan xen quảng cáo. "Nghệ thuật múa chân chính của chúng ta còn chưa có chỗ đứng trên phương tiện truyền thông đại chúng, vậy ai biết, ai bàn mà thẩm định được thị hiếu thẩm mỹ của công chúng" - NSND Lê Huân đặt dấu hỏi.
Song, cũng phải nói, công chúng quay lưng với nghệ thuật múa cũng vì một phần trên con đường tìm tòi, sáng tạo, biên đạo múa trẻ đã sáng tác ra không ít tác phẩm quằn quại, khó hiểu, thậm chí không có ý nghĩa, rồi gọi đó là múa hiện đại.
Múa dân tộc đi về đâu?
Không thể phủ nhận thành công của một vài tác phẩm múa hiện đại do các biên đạo trẻ được học hành bài bản từ phương Tây dàn dựng. Điển hình là biên đạo múa Anh Phương (Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt
"Trên sàn diễn múa hiện nay, người xem dễ dàng nhận ra sự pha trộn, lai căng những phong cách Đông Tây kim cổ. Tôi không thể chấp nhận hình ảnh một cô gái quan họ nón thúng quai thao cùng áo mớ bảy mớ ba nền nã lại bước những bước thăng hoa nhảy nhót của ballet. Xem xong một điệu múa với những cô thôn nữ mà lại nhảy nhót quay cuồng như trong một vũ hội ở Nam Mỹ, nón quai thao biến thành quạt, thành nong nia, thành bánh xe lăn lộn trên lưng, trên vai... Nhiều người chột dạ tự hỏi: "Thế ra người con gái Việt
Phải thừa nhận rằng, múa hiện đại ở Việt Nam đang trong thời kỳ tìm đường hình thành, cộng với hạn chế trong công tác tổ chức, quảng cáo, phát ngôn viên nghệ thuật, giới phê bình, diễn viên, biên đạo múa và nhạc sĩ và cả thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng... nên chưa thể có dấu ấn riêng. Và rồi khái niệm hiện đại, đương đại, thời đại trong ngành múa cũng đang được nhận thức khác nhau.
Qua các đợt thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp, ban tổ chức luôn trân trọng, ưu ái những tìm tòi sáng tạo của biên đạo trẻ, khiến nhiều người băn khoăn "Cứ đà này múa dân tộc sẽ đi đến đâu, có còn là dân tộc không?". Nhưng dù có được ưu ái, dù cố gắng hoàn thiện để có thể hình thành một nền nghệ thuật múa hiện đại bên cạnh múa dân tộc và múa cổ điển thì múa hiện đại cũng mới chỉ được đánh giá ở mức thực nghiệm, tìm tòi chính mình.