Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mức xử phạt đối với người đi xe máy uống rượu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bạn Phạm Quang Hà ở huyện Ba Vì hỏi: Em nghe bạn bè nói, lái xe ô tô mà uống rượu bia thì bị phạt. Cho em hỏi vậy uống rượu bia khi đi xe máy có bị phạt không?

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: Pháp luật giao thông đường bộ hiện nay quy định hành vi uống rượu bia trong khi điều khiển cả xe ô tô và mô tô (xe máy) đều là vi phạm pháp luật và bị phạt tiền. Về mức xử phạt đối hành vi uống rượu bia trong khi điều khiển ô tô bạn có thể tham khảo câu trả lời của chúng tôi cho bạn đọc ở kỳ trước.

Mức xử phạt đối với hành vi uống rượu bia của người điều khiển xe mô tô, xe máy nhìn chung thấp hơn so với người điều khiển xe ô tô. Người điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong máu sẽ bị phạt tiền, mức thấp nhất là 500.000 đồng, mức cao nhất là 3.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày, hoặc 60 ngày hoặc không thời hạn.

Cụ thể về mức xử phạt, bạn có thể tham khảo quy định dưới đây.

Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của  nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định như sau:

Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

…..

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Vi phạm Điểm b, Điểm c, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm đ Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày;

c) Vi phạm (…) Điểm g Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày(...). Vi phạm một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày: (…) Điểm b, Điểm đ Khoản 5;

d) (…)Vi phạm một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn: (…) Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 6.”.