KTĐT - Trả lời tập san FED ngày 29/7, ông James Bullard - một quan chức cấp cao của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cảnh báo kinh tế Mỹ đang có nguy cơ lâm vào tình trạng trì trệ "kiểu Nhật Bản."
Ông Bullard là một thành viên ủy ban ấn định lãi suất của FED. Cảnh báo về "hiểm họa" giảm phát, ông cho rằng hiện tại kinh tế Mỹ tiến gần tới tình trạng giống Nhật Bản "hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử gần đây."
Ông nhấn mạnh nguy cơ tác động từ bên ngoài khiến Mỹ rơi vào tình trạng giá cả sụt giảm kéo dài làm các công ty lụn bại và tăng trưởng kinh tế giảm hơn nữa, vì vậy FED cần xem xét tái khởi động các biện pháp chống khủng hoảng.
Theo ông Bullard, hiện nguy cơ giảm phát vẫn thấp, nhưng mối nguy hiểm có thể tăng lên và FED cần phải hành động trước khi nguy cơ trở thành hiện thực. Việc mua lại các khoản nợ của chính phủ có thể tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế và ngăn chặn giảm phát.
Các nhà hoạch định chính sách của FED đã đưa ra một vài phương án nếu tình hình kinh tế xấu đi, theo đó có thể cắt giảm lãi suất trả cho các ngân hàng gửi tiền tại FED xuống mức bằng không, hoặc thực hiện trở lại các chương trình mua nợ của chính phủ.
Chính phủ Mỹ dự kiến ngày 30/7 công bố ước tính tăng trưởng kinh tế trong quý 2 năm 2010. Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý II giảm xuống còn 2,5%, so với mức 2,7% trong quý 1.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng ngày cho rằng khuyến khích tiêu dùng là biện pháp cần thiết để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế hiện đang diễn ra chậm chạp tại Mỹ.
IMF nhấn mạnh "cần hành động kiên quyết hơn nữa để đạt được sự tăng trưởng trung hạn ổn định và hạn chế các nguy cơ".
Ông Bullard là một thành viên ủy ban ấn định lãi suất của FED. Cảnh báo về "hiểm họa" giảm phát, ông cho rằng hiện tại kinh tế Mỹ tiến gần tới tình trạng giống Nhật Bản "hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử gần đây."
Ông nhấn mạnh nguy cơ tác động từ bên ngoài khiến Mỹ rơi vào tình trạng giá cả sụt giảm kéo dài làm các công ty lụn bại và tăng trưởng kinh tế giảm hơn nữa, vì vậy FED cần xem xét tái khởi động các biện pháp chống khủng hoảng.
Theo ông Bullard, hiện nguy cơ giảm phát vẫn thấp, nhưng mối nguy hiểm có thể tăng lên và FED cần phải hành động trước khi nguy cơ trở thành hiện thực. Việc mua lại các khoản nợ của chính phủ có thể tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế và ngăn chặn giảm phát.
Các nhà hoạch định chính sách của FED đã đưa ra một vài phương án nếu tình hình kinh tế xấu đi, theo đó có thể cắt giảm lãi suất trả cho các ngân hàng gửi tiền tại FED xuống mức bằng không, hoặc thực hiện trở lại các chương trình mua nợ của chính phủ.
Chính phủ Mỹ dự kiến ngày 30/7 công bố ước tính tăng trưởng kinh tế trong quý 2 năm 2010. Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý II giảm xuống còn 2,5%, so với mức 2,7% trong quý 1.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng ngày cho rằng khuyến khích tiêu dùng là biện pháp cần thiết để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế hiện đang diễn ra chậm chạp tại Mỹ.
IMF nhấn mạnh "cần hành động kiên quyết hơn nữa để đạt được sự tăng trưởng trung hạn ổn định và hạn chế các nguy cơ".