Nam Phi: Kinh tế khó khăn vì đồng nội tệ tăng giá

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Do các mức tỷ lệ lãi suất gần như bằng 0, các nhà đầu tư đang đổ nguồn vốn khổng lồ vào các thị trường mới nổi, trong đó có Nam Phi, để tìm kiếm lợi nhuận ở cổ phiếu và trái phiếu.

KTĐT -  Do các mức tỷ lệ lãi suất gần như bằng 0, các nhà đầu tư đang đổ nguồn vốn khổng lồ vào các thị trường mới nổi, trong đó có Nam Phi, để tìm kiếm lợi nhuận ở cổ phiếu và trái phiếu.

Thời gian qua, đồng rand của Nam Phi liên tục tăng giá so với đồng đôla Mỹ khiến quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này rơi vào tình trạng bấp bênh.

Điều này càng tạo ra trở ngại lớn cho những nỗ lực kiềm chế nghèo đói, thất nghiệp của Chính phủ Tổng thống Jacob Zuma.

Các chuyên gia kinh tế phân tích rằng do các mức tỷ lệ lãi suất gần như bằng 0, các nhà đầu tư đang đổ nguồn vốn khổng lồ vào các thị trường mới nổi, trong đó có Nam Phi, để tìm kiếm lợi nhuận ở cổ phiếu và trái phiếu.

Đồng rand mạnh lên từ "cơn sốt" đầu tư khiến hàng hóa xuất khẩu của Nam Phi trở nên đắt đỏ tại các thị trường khác, gây tổn hại tới lĩnh vực khai khoáng và công nghiệp chế tạo, vốn là những ngành đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của Nam Phi.

Phát biểu trong cuộc họp chính phủ ngày 19/10, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Pravin Gordhan cho rằng chính phủ nước này sẽ phải áp dụng một số biện pháp nhằm ngăn chặn đồng rand tăng giá. Tuy nhiên, một quyết định đơn phương khó có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng này.

Trong khi đó, Liên đoàn Lao động Nam Phi tiếp tục kêu gọi chính phủ nỗ lực kiềm chế đà tăng giá của đồng rand. Một số biện pháp được khuyến cáo đưa ra là hạ thấp lãi suất, hiện đang ở mức 6% và đánh thuế đối với dòng vốn nước ngoài như cách mà Brazil và Đài Loan (Trung Quốc) vừa thông qua.

Tuy nhiên, Nam Phi tỏ ra thận trọng với những loại thuế như vậy, bởi đang cần vốn nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. Để thu hẹp khoảng cách này, Bộ Tài chính Nam Phi cho rằng Nam Phi cần tăng trưởng bền vững ở mức 7% hàng năm, nhưng nền kinh tế nước này dự kiến chỉ tăng 3,5% trong năm nay.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần