KTĐT - Quy hoạch phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề nội vùng; hợp tác liên vùng và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực là những vấn đề cần làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2020.
Nhu cầu lớn
Vùng Bắc Trung bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế với diện tích tự nhiên 5,2 triệu héca, dân số 11 triệu người, gần 6 triệu người trong độ tuổi LĐ, được đánh giá là vùng có nền kinh tế giàu tiềm năng. Theo dự báo, đến năm 2015, dân số trong độ tuổi LĐ vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 12,5 triệu người, chiếm 63% dân số vùng và chiếm 12% lực lượng LĐ cả nước, (Đồng bằng sông Hồng là 27,6%, Đông Nam bộ 33%). Để bảo đảm mục tiêu phát triển nhân lực, theo Bộ KHĐT.
Theo đó, cần ban hành các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và LĐ kỹ thuật từ các vùng làm việc lâu dài ở các tỉnh miền Trung; quy hoạch phát triển mạng lưới đào tạo, dạy nghề nội vùng, hợp tác liên vùng về đào tạo nhân lực. Khu vực Bắc Trung bộ hiện có 5 khu kinh tế và cảng biển nên nhu cầu nhân lực trong 10 năm tới là rất lớn, nhất là các lĩnh vực như hóa dầu, công nghệ cao, khai thác khoáng sản...
Liên kết vùng
Tại Hội nghị quy hoạch phát triển nhân lực vùng Bắc Trung bộ tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, vấn đề nhân lực là một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế của ùng cùng với thể chế và hạ tầng. Với lợi thế là có đội ngũ nhân lực trẻ, phí nhân công hợp lý, các tỉnh cần có sự phối hợp của 4 bên: người sử dụng lao động, người đi học, nhà trường và Nhà nước.
Theo đó, người sử dụng LĐ cần có “đơn đặt hàng” nhu cầu LĐ đối với địa phương và các cơ sở đào tạo nghề. Nhà trường phải đào tạo theo nhu cầu sử dụng LĐ của các đơn vị sử dụng LĐ. Nhà nước là nơi tiếp nhận nhu cầu đào tạo, thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo, tạo mối liên kết giữa nhà trường, người học và DN...