Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nâng cao trình độ của cán bộ làm việc tại bộ phận “một cửa”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế nước nhà trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt.

Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước; Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế nước nhà trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt.

Ngày 22 tháng 6 năm 2007 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 93/2007/QĐ-TTG, ban hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước. Qua đó các bộ sở, ban, ngành có liên quan đã tổ chức cuộc khảo sát độc lập lấy ý kiến của người dân và đứng về góc độ là một người dân tôi cho rằng đề án này về cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông là rất đúng đắn tuy còn hơi muộn nhưng đây là một mô hình cải cách thủ tục hành chính liên thông theo hướng đơn giản, công khai minh bạch, giảm thiểu những giấy phép con và thời gian đi lại của các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Việc thực hiện Cơ chế một cửa, Cơ chế một cửa liên thông đã góp phần tích cực cải biến mối quan hệ giữa chính quyền và công dân, giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính; tăng cường cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan hành chính, hạn chế tệ quan liêu, tiêu cực, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính.

Thực tế triển khai, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng, áp dụng bộ phận một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại qua việc trang bị phần cứng, phần mềm hạ tầng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ hành chính công trong giải quyết công việc cho công dân. Tôi thấy rằng việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống hành chính nâng cao nhận thức trong hàng ngũ lãnh đạo công chức trong quá trình giải quyết các yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân đã góp phần thay đổi hành động cụ thể của cơ quan hành chính từ thụ động sang chủ động phục vụ đem lại sự hiệu quả cao, tạo điều kiện cho người dân bớt được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Các cơ quan nhà nước đã có sự điều chỉnh hợp lý đổi mới và áp dụng thông tin, hệ thống quản lý chất lượng, nên đã rút ngắn được các quy trình, thời gian về thủ tục hành chính. Đơn giản hóa thủ tục hành chính cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp ích rất nhiều cho người dân trong cuộc sống. Công dân chúng tôi hiểu rõ được các trình tự thủ tục hành chính có liên quan khi có nhu cầu thủ tục hành chính cộng với các cơ quan nhà nước, phải thấy rằng qua đề án này tạo được rất nhiều các thuận lợi, việc công khai hóa các thủ tục hành chính đúng pháp luật đã nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong mọi lĩnh vực tạo lòng tin cho các doanh nghiệp,người dân qua sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Những vấn đề tiêu cực đã được hạn chế tối đa, gây mất thời gian của các tổ chức, công dân đến liên hệ giải quyết công việc tăng cường chất lượng tương ứng dịch vụ hành chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường công tác phối hợp nội bộ giữa bộ phận một cửa và các phòng chuyên môn, từng bước nâng cao về chất lượng xử lý giải quyết các công việc cho tổ chức doanh nghiệp và đem lại sự hài lòng cho người dân.

Tuy nhiên cũng có những vấn đề bất cập trong nhiều khâu về cải cách thủ tục hành chính như: chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhìn chung còn thấp, mang tính hình thức; các thủ tục hành chính được niêm yết, thực hiện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông còn ít so với thực tế số lượng thủ tục hành chính được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố; tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính còn thấp;  có một số ít hàng ngũ cán bộ chưa đủ năng lực, thiếu kinh nghiệm chưa đáp ứng được hiệu quả công việc nên người dân chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ được những khúc mắc về thủ tục, chúng tôi mong muốn rằng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp hơn có trình độ cao hơn để giúp người dân chúng tôi trong các khâu giải quyết thủ tục hành chính mà chúng tôi chưa hiểu rõ.

Những yêu cầu và phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại xã, phường, thị trấn được xác định là: Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Rà soát phân loại các đơn vị hành chính cấp xã để có thể áp dụng phương thức hoạt động của mô hình tổ chức bộ phận “một cửa” phù hợp với đặc điểm quản lý, trình độ cán bộ, công chức và điều kiện cơ sở vật chất của mỗi địa phương.  Nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”.  

Đẩy mạnh việc quản lý hoạt động của bộ phận “một cửa”, lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp cần đẩy mạnh việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động của bộ phận “một cửa” tại xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm bộ phận này thực hiện đúng chức trách, đạt chất lượng hiệu quả.