KTĐT - Dù thị trường tiền tệ có những biến động không thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng nhưng 6 tháng cuối năm 2010, các ngân hàng vẫn dành nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng.
Những hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như việc mặt bằng lãi suất cho vay đang giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng bắt đầu khởi động nhiều sản phẩm kích cầu tín dụng những tháng cuối năm.
Đầu tháng 7, Ngân hàng SeABank (Đông Nam Á) đã cho ra mắt sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo với hạn mức lên đến 5 tỷ đồng và thời hạn vay lên đến 10 năm. Đây là hạn mức khá cao trong điều kiện các ngân hàng đang thắt chặt tín dụng tiêu dùng hiện nay.
Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), chương trình Hỗ trợ thương mại Quốc tế(TFP) vẫn tiếp tục triển khai. Khách hàng được bảo lãnh tín dụng để nhập khẩu các mặt hàng như máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dệt may, chế biến thực phẩm, nông nghiệp… Khởi động từ tháng 5/2009, sau hơn một năm, đã có gần 20 doanh nghiệp được VIB hỗ trợ qua chương trình với tổng doanh số bảo lãnh và giải ngân hơn 30 triệu USD.
Trong khi đó, khách hàng vay mua nhà, mua xe hơi hoặc vay tiêu dùng tại ngân hàng HSBC sẽ được hưởng lãi suất 0% tháng đầu tiên sau khi được giải ngân và được tặng thêm 0,5% lãi suất cho tất cả các kỳ hạn tiền gửi (thanh toán bằng VND) khi đăng ký Tiền gửi có kỳ hạn hoặc Tiền gửi song tệ.
Từ ngày 12/7 - 31/12, các doanh nghiệp Việt
Hiện tại, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh kênh tín dụng. Năm 2009, nguồn thu từ tín dụng chiếm 40 - 60% trong tổng cơ cấu của các ngân hàng lớn và 70 - 90% tại khối ngân hàng TMCP. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2010, tín dụng chỉ tăng 10,6%. Để cả năm tăng 25% như kế hoạch đã đề ra thì từ nay đến cuối năm bình quân tín dụng mỗi tháng phải đạt gần 2,5%. Tăng trưởng tín dụng thấp cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng. Bởi vậy, việc các nhà băng đẩy mạnh tín dụng trong các tháng còn lại là tất yếu.
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2010, tín dụng chỉ tăng 10,6%. Điều này sẽ là một cơ hội tốt cho nền kinh tế. Bởi muốn đẩy mạnh tín dụng, các ngân hàng sẽ phải giảm lãi suất cho vay. Hiện lãi suất cho vay bình quân trên thị trường chỉ còn 15,8%/năm và mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ còn 12 - 12,5%/năm. Dự báo, trong vòng 1 - 2 tháng tới lãi suất sẽ tiếp tục hạ, điều này sẽ kích thích doanh nghiệp gia tăng vay vốn.
Theo một chuyên gia kinh tế, dự báo tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh trong quý III/2010. Để đạt mức tăng trưởng GDP cả năm là 6,5% thì vốn phải được bơm ra và doanh nghiệp hấp thụ được. Hơn nữa, những động thái hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất thông qua thị trường mở của NHNN cũng khiến huy động vốn của ngân hàng bớt khó khăn, họ sẽ có cơ hội để đẩy mạnh kênh tín dụng. Bên cạnh đó, lộ trình tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng của các ngân hàng thương mại đã và đang được thực hiện. Sau khi tăng vốn, tất yếu các ngân hàng sẽ mở rộng quy mô tài sản thông qua thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Quý III hằng năm cũng là lúc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh để chuẩn bị cho dịp Tết nên cầu về tín dụng cũng rất mạnh.
Việc lãi suất cho vay đang giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ là một trong những tín hiệu để tăng trưởng tín dụng đi lên. Song theo nhiều chuyên gia, lãi suất giảm nhưng tăng trưởng tín dụng có tăng hay không lại phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy, bên cạnh việc yêu cầu ngành Ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất, Chính phủ cũng cần có những giải pháp để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm.