Nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” truyền nghề

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Gặp nghệ nhân Nguyễn Văn Trung tại Hội nghị điển hình tiên tiến huyện Chương Mỹ, tôi thật sự cảm phục ông - một người khuyết tật nhưng với nghị lực phi thường, không chỉ vượt lên số phận, mà còn tâm huyết "giữ lửa" truyền nghề và quảng bá sản phẩm mây tre đan Việt Nam ra thế giới.

Đúng hẹn, đến Trung tâm Dạy nghề tư thục Phú Vinh (Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn, xóm Thượng, Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), tôi đã có buổi nói chuyện thân tình, cởi mở với nghệ nhân Nguyễn Văn Trung. Dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ông vừa sắp xếp một chồng sổ sách, mẫu thiết kế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan, vừa chia sẻ về những chìm nổi trong cuộc đời.

Vượt lên số phận

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất có cái nôi làm nghề truyền thống mây tre đan nổi tiếng trong và ngoài nước, ngay từ nhỏ, cậu bé Trung đã được thừa hưởng gene di truyền của gia đình làm nghề đan lát (ông nội là Nguyễn Văn Luân, được vua Thành Thái ban sắc phong nghệ nhân). Nhưng cuối năm 1969, khi mới 15 tuổi, sau một cơn sốt “thập tử nhất sinh”, cậu bé Trung phải nằm liệt giường, không thể đi lại được...
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đang giới thiệu bức tranh Chủ tịch Fidel Castro.                 Ảnh: Khắc Kiên
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đang giới thiệu bức tranh Chủ tịch Fidel Castro. Ảnh: Khắc Kiên
Vừa pha trà, ông Trung kể với tôi về những ngày gian nan, đánh vật với số phận kém may mắn: “Lúc đó, hơn 3 năm điều trị ở Bệnh viện Việt - Đức và nhiều bệnh viện khác, nhưng bệnh tật vẫn không thuyên giảm.
Phú Vinh là cái nôi sinh ra các nghệ nhân nổi tiếng trong nghề mây tre đan của cả nước. Một trong những nghệ nhân đó là ông Nguyễn Văn Trung, mặc dù là người khuyết tật nhưng với nghị lực phi thường, ông Trung không chỉ vượt lên số phận, mà còn tâm huyết “giữ lửa” truyền nghề và quảng bá sản phẩm mây tre đan của Việt Nam ra thế giới...

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vinh
Bất lực, gia đình đành ngậm ngùi đưa tôi về nhà tiếp tục điều trị, chăm sóc với hy vọng “còn nước còn tát”. Cũng may, sau 4 tháng điều trị ở nhà, bệnh của tôi có dấu hiệu tiến triển. Rồi hạnh phúc đã mỉm cười, khi đôi chân bắt đầu cử động được, nhưng chân phải đã ngắn hơn chân trái 15cm. Bố mẹ ôm tôi vào lòng trong niềm vui vỡ òa đầy nước mắt. Cũng từ đó, cuộc sống của tôi bắt đầu thay đổi. Tôi tập bò, tập đi như một đứa trẻ. Khi đã tự đi được, tôi bắt đầu học nghề mây tre đan của gia đình”.

Đôi tay tài hoa

Năm 1971, Nguyễn Văn Trung được các nghệ nhân trong làng Phú Vinh và chính quyền địa phương vận động vào HTX Nông nghiệp Phú Vinh. Với đôi tay tài hoa, sự tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương, chàng trai khuyết tật Nguyễn Văn Trung đã được xã viên HTX bầu làm Đội trưởng Đội kỹ thuật. Cũng trong năm đó, sản phẩm mây tre đan của đội sản xuất do ông làm đội trưởng đã giành giải Nhất “Cuộc thi tay nghề giỏi ở làng Phú Vinh”. Đây cũng chính là động lực quan trọng để giúp ông tiếp tục “giữ lửa” trong tình thế làng nghề đang “tiến thoái lưỡng nan”. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, năm 1980, Nguyễn Văn Trung giành giải “Tuổi trẻ sáng tạo” tại Liên Xô và được nhận vào học tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Những ngày cuối tuần, chàng sinh viên khuyết tật lại cùng chiếc xe đạp cà tàng rong ruổi hơn 30km đến trường. Năm 1983, Nguyễn Văn Trung được Ủy ban Khoa học Nhà nước và Bộ Đại học cử sang Cuba làm chuyên gia giúp nước bạn giảng dạy về làm hàng thủ công mỹ nghệ và ông đã tìm ra, chế tạo thành công cây bèo Tây để làm nguyên liệu, đến nay mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Trước khi về nước, trong 19 ngày đêm, ông kịp đan bức chân dung vị lãnh tụ Fidel Castro (0,6 x 0,8m) để tặng nhân dân Cuba và hiện đang được trưng bày tại Văn phòng Chính phủ Cuba. Về nước, sau một thời gian làm Phó Hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Hà Tây, ông về quê mở Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn.

Trong quá trình sáng tạo, ông luôn làm mới, đa dạng sản phẩm để đáp ứng với thị trường ngày càng kén chọn. Chính vì thế, để có được một sản phẩm ưng ý, ông đã thử nghiệm với nhiều cách khác nhau, từ lối đan cho đến cách ngâm để tạo màu, giữ được độ bền cao. Với ông, mỗi chi tiết trên sản phẩm đều phải được trau chuốt tỉ mỉ, cẩn thận. Chính vì tính cầu toàn như thế mà các sản phẩm của ông luôn được giới sành chơi cũng như du khách quốc tế ưa chuộng. Điều đặc biệt ít người biết, từ ngày gắn bó với nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung luôn theo đuổi phong cách riêng và sáng tạo ra các tác phẩm chân dung lãnh tụ. Hơn 40 năm trong nghề, ông đã làm ra khoảng 300 bức chân dung các vị lãnh tụ nổi tiếng trong và ngoài nước (trong đó có hơn 200 bức chân dung Bác Hồ).

Đau đáu giữ nghề

Đầu năm 1988, nghề mây tre đan ở Phú Vinh đứng trước nguy cơ tan rã, nhiều người dân đã bỏ nghề vì không có công ăn việc làm. Chính trong hoàn cảnh đó, ông Trung đã xin nghỉ việc ở trường Mỹ nghệ Hà
Với sự cống hiến, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân vào năm 2005. Hơn 40 năm gắn bó với nghề mây tre đan, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Năm 2015, ông được Chủ tịch UBND TP tặng Bằng khen Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Công Thương; UBND huyện Chương Mỹ tặng Giấy khen danh hiệu Điển hình tiên tiến 5 năm 2010 - 2015.
Tây để về quê gây dựng, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan. Ông tâm sự, lúc đó, dù cuộc sống còn khó khăn nhưng nhiều đêm trăn trở không ngủ được, suy ngẫm việc ông cha nhiều đời sống chết với nghề đan lát, lẽ nào mình lại không gìn giữ được. “Ngày đó, vì chưa có nơi tiêu thụ sản phẩm mây tre đan nên tôi đi thuê cửa hàng ở số 80 Hàng Gai để trưng bày, hy vọng bán được và cũng là cơ hội để tìm đối tác ký hợp đồng…” - ông Trung chia sẻ.

Trải qua những thăng trầm nhưng luôn đau đáu giữ và phát triển bằng được nghề truyền thống gần 400 năm của ông cha, tháng 10/2005, ông Trung mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn để tạo công ăn việc làm cho người dân quê nhà cũng như truyền nghề cho lớp trẻ. Tiếp đó, năm 2007, ông quyết định thành lập Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh để dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật và người dân. Được biết, mỗi năm Trung tâm đã đào tạo từ 400 - 500 học viên lành nghề, nhiều người đã thành đạt, làm giàu từ nghề mây tre đan. Đến nay, Trung tâm đã đào tạo được hơn 3.000 người làm nghề mây tre đan (trong đó gần 1/3 là người khuyết tật) các tỉnh, thành như Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Tuyên Quang… Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp nhận học viên tốt nghiệp khóa học ở lại làm việc và giới thiệu đến các cơ sở chuyên sản xuất nghề mây tre đan ở tại quê và cả nước. Ngoài việc dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật, trừ mua nguyên liệu, trả nhân công, gia đình ông Trung còn thu về hơn 300 triệu đồng/năm. Với người dân làng nghề Phú Vinh, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung hội tụ đủ tâm - tài - tầm - tín, nên trung tâm dạy nghề của ông rất đông người đến xin học và có nhiều cá nhân, cơ quan, trường học, DN… đến đặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan.

Thấy tôi chăm chú ngắm nhìn bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (1,6m x 2m), ông Trung giới thiệu: “Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được đan bằng hàng ngàn sợi mây và tre nhỏ, do con trai tôi (Nguyễn Văn Sơn) tự làm và hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Bác Hồ. Tôi rất mừng là trong gia đình đã có người tâm huyết theo nghề truyền thống cha ông để lại”.

Lúc chia tay, ông chia sẻ: “Tôi luôn ấp ủ thành lập một công ty với tầm cỡ xuyên quốc gia, để thương hiệu mây tre đan của Việt Nam sẽ xuất hiện trên khắp thế giới”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần