Trong khi đó, từ 4 - 5/12, tại Brussels, Bỉ, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tham dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm thảo luận về các thách thức an ninh hiện nay tại khu Bờ Tây và giải pháp tăng cường quan hệ giữa NATO và các đối tác toàn cầu. Dự kiến, các Ngoại trưởng NATO sẽ có cuộc gặp với đại diện của Nga và Gruzia và các đối tác ngoài NATO tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại
Theo thư ký báo chí của Ngoại trưởng Mỹ, bất chấp lịch trình bận rộn với các cuộc gặp gỡ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược ngoại giao của Washington, bà Hillary vẫn "rất vui mừng" khi chuyến đi của mình có thể thúc đẩy các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trước đó, từ hôm 13/11, bà Hillary đã thực hiện chuyến công du chia tay châu Á kéo dài 1 tuần tới Singapore, Australia, Myanmar, Campuchia. Các chuyến đi con thoi đã giúp bà Hillary giành danh hiệu "nhà ngoại giao đi nhiều nhất" của nước Mỹ ngay trong 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ. Trong khi bà Hillary chuẩn bị thực hiện chuyến công du chia tay châu Âu, chính trường Mỹ đang nóng lên từng ngày khi việc tìm ra người đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng vẫn đang lâm vào bế tắc. Các ứng cử viên tiềm năng cho vị trí này, bao gồm Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ John Kerry, Đại sứ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice và Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon vẫn chưa nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết.
Chuyến công du châu Âu lần thứ 38 của bà Hillary trong vòng 4 năm qua đã đưa ra một thông điệp khá sâu sắc mà bất cứ người kế nhiệm nào cũng phải ghi nhớ. Theo đó, trong bối cảnh các quyền lực mới đang nổi lên, vị tổng tư lệnh trên lĩnh vực ngoại giao của nước Mỹ cần phải công du nước ngoài nhiều hơn nhằm phát huy hết sức mạnh của quyền lực mềm và ngoại giao công chúng.