Người đan chữ xếp thuyền

Anh Nguyệt
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Có thể gọi cuốn “Người đan chữ xếp thuyền” của tác giả người Nhật Muira Shion vừa ra mắt độc giả Việt là một tác phẩm đặc tả nội tâm hết sức tinh tế.

Ở đó, người đọc nhìn ra những lối sống, những góc riêng tư, những nhịp điệu riêng có nơi xứ sở hoa Anh Đào tưởng như luôn hối hả trong guồng quay chóng mặt của công việc.Người đan chữ xếp thuyền - Ảnh 1

Đó là một góc nhỏ giữa lòng Tokyo, bị bỏ quên giữa sự nhộn nhịp của một trong những đô thị sầm uất và hiện đại bậc nhất. Một thể giới nhỏ với con số xác định những địa danh quen thuộc, những sự việc lặp đi lặp lại như một vòng bất biến và những cuộc đời mà ngày qua ngày ta càng thêm thấu hiểu. Ở đó có chàng Majime tựa như người ngoài hành tinh giữa phòng kinh doanh của một công ty sách. Anh cứ “đóng vai” kẻ lập dị ấy cho tới ngày gặp vị trưởng phòng biên tập từ điển sắp về hưu – người nhìn thấy từ những khuyết điểm của Majime sự thích hợp hoàn hảo cho việc biên soạn từ điển… Như con thuyền giấy nhẹ trôi trên mặt hồ, những nhân vật trong “Người đan chữ xếp thuyền” thay nhau cất lên tiếng nói của mình, để giãi bày, để được lắng nghe và cùng chia sẻ. Góc nhìn của mỗi mảnh ghép ấy cho thấy những trăn trở riêng của mỗi người, cả niềm đam mê họ dành cho công việc mà mình đang theo đuổi. Niềm đam mê ấy khiến họ tìm thấy chính mình. Niềm đam mê ấy cũng chính là ngọn đèn rực rỡ, xâu chuỗi, dẫn dắt những phần ban đầu tưởng như rời rạc trong cuốn sách vào một hình dáng, một câu chuyện cụ thể.

Với 384 trang thiên về việc miêu tả, “Người đan chữ xếp thuyền” chở đến bên người đọc một thông điệp tựa như câu thành ngữ Việt Nam: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả viết trong cuốn sách như một lời chiêm nghiệm: “Mỗi lần đứng trước một ngã rẽ, không hiểu tại sao con đường an toàn mà ta đã chọn lúc nào cũng là con đường dẫn đến một cuộc đời và sự nghiệp mông lung”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần