Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Người Việt tin dùng hàng nội

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo thống kê của Hội người tiêu dùng TPHCM, hơn 70% người tiêu dùng tin tưởng hàng Việt Nam chất lượng cao.

Người Việt tin dùng hàng nội - Ảnh 1

Hàng Việt chiếm thị phần lớn tại các siêu thị. Ảnh: VGP/Thanh Thủy

Hiện hàng Việt đã chiếm thị phần trong nước khá lớn trong nhiều loại hàng hóa như: thực phẩm, nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp…

Tuy nhiên, để hàng Việt lan tỏa và trở thành thói quen tiêu dùng của người dân cần có các hoạt động kích cầu liên tục, qua đó tiếp cận nhanh hơn với người tiêu dùng. Các sự kiện như Hội chợ hàng Việt, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn… đã tạo hiệu ứng tốt trong xã hội.

Chỉ riêng Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, sau 100 phiên chợ  diễn ra tại 28 tỉnh và thành phố với 200 doanh nghiệp tham gia đã thu hút gần 1,4 triệu lượt người tham quan, mua sắm.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt đã chuyển biến rõ rệt.

Tại hệ thống siêu thị như Saigon Co.op, Big C, Maximark, Lotte Mart… các mặt hàng như đồ gia dụng, sữa, bia, rượu, nước giải khát… trước đây nhập ngoại chiếm ưu thế thì giờ đã nhường sân chơi hàng nội.

Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, hiện 98% trong tổng số hơn 1.000 mặt hàng tại hệ thống siêu thị Saigon Co.op được sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo bà Vũ Thị Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, để hàng Việt có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các công ty đa quốc gia sản xuất tại Việt Nam và hàng ngoại nhập cần phải tập trung xây dựng kênh phân phối rộng khắp cả nước, tổ chức các chương trình quảng bá thương hiệu, đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh cho doanh nghiệp.

Cũng theo bà Bùi HạnhThu, rất nhiều mặt hàng Việt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý nhưng do hạn chế về năng lực phân phối nên thị trường hạn hẹp, nhất là chưa tiếp cận được hệ thống siêu thị.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chính các doanh nghiệp trong nước cũng phải ý thức không ngừng đổi mới công nghệ, quản lý để hạ giá thành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Việt Nam là thị trường bán lẻ tiềm năng với tổng mức tiêu dùng khoảng 55 tỷ USD/năm.