Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các nhà kinh tế IMF nhấn mạnh trong khi tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, các ưu tiên chính sách của các nước G-20 cần tập trung vào các nhu cầu trung hạn nhằm tái cân bằng nhu cầu toàn cầu.

KTĐT - Các nhà kinh tế IMF nhấn mạnh trong khi tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, các ưu tiên chính sách của các nước G-20 cần tập trung vào các nhu cầu trung hạn nhằm tái cân bằng nhu cầu toàn cầu.

Ngày 28/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra những đánh giá về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu và các thách thức chính sách nhân dịp Hội nghị cấp cao của nhóm G-20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu sắp diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) vào đầu tháng 11 tới.

IMF nhận định kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn dự kiến nhưng chậm lại trong nửa sau của năm 2010 và nửa đầu của năm 2011 do tiến trình phục hồi vẫn mong manh và không đồng đều. Nguy cơ tái khủng hoảng của nền kinh tế thế giới vẫn lớn. Mặc dù căng thẳng trong khu vực tài chính đã giảm bớt nhưng các thị trường vẫn hết sức nhạy cảm với các nguy cơ nợ chủ quyền và khu vực ngân hàng.

Tiến trình phục hồi ở các nền kinh tế phát triển thuộc nhóm G-20 bắt đầu chuyển dần từ động lực là các gói kích thích kinh tế sang động lực xuất phát từ đầu tư nhưng tiêu dùng tư nhân vẫn trì trệ.

Các nền kinh tế mới nổi trong nhóm G-20 vẫn dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế nhờ tăng nhu cầu trong nước và phục hồi buôn bán quốc tế nhưng đã bắt đầu chậm lại để hướng tới tăng trưởng bền vững hơn. Tái cân bằng nhu cầu toàn cầu vẫn là nhu cầu cấp thiết để tăng trưởng cân bằng, mạnh mẽ và bền vững, đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển.

Các nhà kinh tế IMF nhấn mạnh trong khi tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, các ưu tiên chính sách của các nước G-20 cần tập trung vào các nhu cầu trung hạn nhằm tái cân bằng nhu cầu toàn cầu.

Các nền kinh tế phát triển cần điều chỉnh thận trọng và cải tổ các khu vực tài chính, bình thường hóa các điều kiện tín dụng và thúc đẩy tái cân bằng trong nước nhằm làm giảm sức ép đối với lập trường chính sách tiền tệ đòi hỏi phải điều chỉnh lớn ở các nền kinh tế này.

Các nền kinh tế phát triển cũng cần xây dựng và bắt đầu thực hiện các kế hoạch củng cố tài chính trung hạn đáng tin cậy để phục hồi lòng tin nhằm tăng nhu cầu tiêu dùng tư nhân.

Trong các nền kinh tế đang phát triển mới nổi thuộc G-20, tỷ giá hối đoái đã bắt đầu tăng song hành với tiến trình đẩy nhanh cải tổ để tăng nhu cầu trong nước.

Nếu không có các biện pháp, chính sách nhằm loại trừ sự lệch lạc, mất cân bằng toàn cầu sẽ tiếp tục mở rộng, đe dọa triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế cả phát triển lẫn đang phát triển.