Ông Yasay đã có cuộc gặp với người đồng cấp Nhật bản Fumio Kishida để bàn bạc về hợp tác an ninh khu vực, trong đó, Tokyo xác nhận hỗ trợ Manila và an ninh hàng hải, bao gồm các tàu biển và máy bay.
Ngoại trưởng Nhật cho biết, giới chức ngoại giao 2 nước nhất trí, luật pháp và các biện pháp hòa bình là nền tảng cho giải quyết các tranh chấp trên biển, đồng thời lên án việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực. “Chúng tôi thúc giục Trung Quốc đảm bảo rằng, luật pháp và an ninh hàng hải cần được tuân thủ đầy đủ và vô điều kiện”, Ngoại trưởng Philippines phát biểu trong cuộc họp báo. Ông cũng cho rằng, Philippines và Trung Quốc có kinh nghiệm chung trong vấn đề hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích ở Biển Đông, nơi các tuyến thương mại đường biển trị giá 5.000 tỷ USD lưu thông mỗi năm, chồng lấn lên vùng tuyên bố chủ quyền của các quốc gia trong khu vực. Bắc Kinh đã xây dựng trái phép các tiền đồn quân sự ở Biển Đông bất chấp việc dư luận thế giới nhiều lần lên tiếng phản đối. Hồi tháng trước, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhật Bản cũng có tranh chấp với Trung Quốc cụm đảo Sensaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tại biển Hoa Đông. Vừa qua, một loạt tàu cá và tàu hải cảnh của Bắc Kinh đã tiến vào vùng biển mà Tokyo tuyên bố chủ quyền quanh quần đảo tranh chấp, khiến Nhật Bản phải triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối. “Bất kỳ ai cũng đều phải tuân thủ trật tự và an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông. Chúng tôi yêu cầu các bên liên quan cần tôn trọng luật pháp”, ông Yasay nhấn mạnh.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay của Trung Quốc hoạt động trên đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |