Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiệm vụ khó khăn của ông Obama

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 21/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm các quốc gia Ả Rập Saudi, Bahrain, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Oman.

Đây được coi là chuyến công du cuối cùng của Tổng thống Mỹ đến khu vực này và cũng là chuyến đi vô cùng khó khăn trong bối cảnh quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Ả Rập Saudi đang rạn nứt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trò chuyện với Quốc vương Saudi Arabia  Salman bin Abdulaziz  (ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ Barack Obama trò chuyện với Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz (ảnh: AFP)
Theo báo Arabnews của Ả Rập Saudi, các cuộc thảo luận giữa ông Obama và giới lãnh đạo vùng Vịnh, trong đó có Quốc vương Salman, sẽ tập trung vào cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cuộc khủng hoảng Syria, các vấn đề liên quan đến Iran cũng như sự ổn định tại khu vực Trung Đông. Cố vấn cấp cao về vấn đề Trung Đông của Tổng thống Obama, ông Rob Malley, cho biết bên cạnh các vấn đề như chống khủng bố, thúc đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, cuộc khủng hoảng Syria và vấn đề an ninh mạng, Tổng thống Obama cũng muốn lắng nghe quan điểm của các nhà lãnh đạo GCC về cách thức giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như sự sụt giảm mạnh của giá dầu.

Từ trước khi bắt đầu, chuyến công du đã được dự báo là đầy chông gai với Tổng thống Obama. Trước hết, đó là do quan hệ “đồng minh” giữa Mỹ và Ả Rập Saudi đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng nhất từ trước đến nay. Một trong những bất đồng lớn nhất giữa Mỹ và Ả Rập Saudi là việc Washington thúc đẩy quá trình chấm dứt thời gian dài cấm vận của phương Tây với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Cho dù thỏa thuận này không thể hình thành “trục quan hệ Mỹ - Iran” nhưng nó cho thấy Mỹ đã từ bỏ chiến lược kiềm chế toàn cầu đối với Iran và bắt đầu thực hiện chính sách cùng với Iran tạo dựng các “luật chơi mới” ở Trung Đông.

Bất đồng giữa Ả Rập Saudi và Iran tiếp tục gia tăng sau khi hội nghị các quốc gia xuất khẩu dầu OPEC vừa qua không đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng. Xét bối cảnh quan hệ hiện nay giữa 2 nước, giới lãnh đạo Ả Rập Saudi không chỉ phản đối quá trình tạo dựng các luật chơi mới ở Trung Đông mà còn coi hành động của Mỹ là một sự “quay lưng” với đồng minh.