Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiều cơ hội cho du lịch Việt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm 2014, ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt với những “cú sốc” chưa từng có khi 2 thị trường khách lớn nhất là Trung Quốc và Nga nối tiếp nhau giảm mạnh.

 Không chịu bó tay, ngành “công nghiệp không khói” đã chuyển hướng thành công, giữ vững tăng trưởng và mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển bền vững.

Nhìn lại để khắc phục khó khăn

Sáng 30/12, tại cuộc họp báo thông tin về tình hình hoạt động năm 2014, định hướng năm 2015 của du lịch Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: “Bên cạnh những thuận lợi khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, năm 2014, ngành du lịch lại phải đương đầu với nhiều thách thức như: Dịch bệnh Ebola bùng phát ở châu Phi, tai nạn hàng không liên tiếp xảy ra tạo tâm lý e ngại du lịch. Đặc biệt, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 trong vùng biển của Việt Nam hồi giữa năm, gây giảm sút đột ngột về lượng khách quốc tế từ các thị trường nói tiếng Hoa. Khách Nga cũng đã giảm mạnh do sự mất giá nhanh chóng của đồng rúp cũng ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch”. Theo ước tính, du lịch Việt mất khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế. 
Du khách quốc tế tham quan hồ Hoàn Kiếm ngày 30/12.      Ảnh: Phạm Hùng
Du khách quốc tế tham quan hồ Hoàn Kiếm ngày 30/12. Ảnh: Phạm Hùng
Du lịch vốn là ngành tổng hợp, khá nhạy cảm khi phải chịu chi phối của nhiều yếu tố (chính trị, xã hội, kinh
Năm 2014, du lịch Việt Nam đã đón 7.874.312 lượt khách du lịch quốc tế; 38,5 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 230.000 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2013). Riêng khách Trung Quốc đạt 1.947.236 lượt, tăng 2,1%; khách Nga đạt 364.873 lượt, tăng 22,4% so với năm 2013.
tế, thời tiết, chiến tranh…). Điển hình như việc sụt giảm đột ngột khách Trung Quốc và Nga thời gian qua cho thấy, du lịch Việt Nam luôn tiềm ẩn những rủi ro khi lệ thuộc vào 1 – 2 thị trường lớn. Giới chuyên môn cho rằng, yên tâm với sự tăng trưởng và thỏa mãn với 1 – 2 thị trường sẽ gây rối loạn trong kinh doanh khi xảy ra sự cố. Vấn đề đa dạng hóa thị trường đã đặt ra trong chính sách về du lịch, song thực tế lại vẫn “chạy theo” thị trường truyền thống, dễ dãi, chi tiêu ít như Trung Quốc và dễ tính như Nga. Trong khi đó, việc tập trung vào thị trường ổn định, chi trả cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… trước đó lại chưa được chú trọng. Sau 2 “cú sốc” suy giảm khách Trung Quốc và Nga, người làm du lịch có cơ hội nhìn lại mình, ngồi lại bàn cách chuyển hướng nhằm khắc phục hạn chế để phát triển bền vững.

Chuyển hướng kịp thời

Ngay khi thị trường Trung Quốc bị suy giảm, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã đưa ra một loạt giải pháp cấp bách ứng phó với tình hình mới. Trong đó phải kể tới việc chuyển hướng đến những thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu. Cả 3 thị trường này đều đã và đang đem lại kết quả khả quan, khi Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 trong 3 thị trường đưa khách đến Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng của năm. Bên cạnh đó, chiến dịch kích cầu du lịch nội địa “Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc” cũng góp phần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng cho ngành “công nghiệp không khói” những tháng cuối năm 2014. Để ứng phó với tình trạng sụt giảm khách Nga, Nguyễn Văn Tuấn cho biết, ngành đã và đang tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ như: Đề xuất hỗ trợ DN du lịch, khuyến khích DN lữ hành, khách sạn giảm giá để hỗ trợ đón khách Nga vào Việt Nam; đề xuất với Chính phủ đơn giản hóa thủ tục cấp visa cho khách Nga, tăng thời gian miễn visa cho khách Nga vào Việt Nam. Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai kế hoạch mở rộng sang một số thị trường như Tây Âu, Đông Bắc Á, ASEAN, Ấn Độ… Trong đó, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 92/NQ-CP về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới” được cho là dấu ấn lịch sử của ngành. Bởi như ông Tuấn chia sẻ: “Nghị quyết tạo ra bước ngoặt cho toàn ngành phát triển bền vững trong thời gian tới”.

Nhờ chuyển hướng kịp thời cùng với các giải pháp hiệu quả, du lịch Việt năm 2014 vẫn tăng trưởng tốt. Ngoài bài học về sự lệ thuộc vào một vài thị trường trọng điểm, những “cánh cửa” mới đã hứa hẹn mở ra, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 41 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 270.000 tỷ đồng mà Tổng cục Du lịch đặt ra trong năm 2015.