Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp Nhật Bản

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, sáng 4/3 tại Chương trình giao thương, kết nối giữa các doanh nghiệp (DN) hai nước, ông Chikara Fujita, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) chia sẻ, ngành công nghiệp (CN), trong đó có CN phụ trợ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với

Theo ông Chikara, Việt Nam không thiếu các DN có đủ điều kiện để hợp tác nhưng, điều cần làm hiện nay là xây dựng những cầu nối để DN hai nước có thể kết nối, tìm kiếm đối tác có năng lực và đáng tin cậy để cùng nhau hợp tác phát triển.

Thưa ông, khó khăn lớn nhất với các DN Nhật Bản hiện nay khi tiếp cận thị trường Việt Nam là gì?

- Nhật Bản là một quốc gia có ngành công nghiệp, trong đó có ngành CN phụ trợ rất phát triển. Rất nhiều sản phẩm cần phải sản xuất, gia công ở nước ngoài và Việt Nam hiện đang nổi lên như một điểm đến lý tưởng.

Nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 1

Lắp ráp linh kiện điện tử công nghệ cao tại Công ty Canon Việt Nam, Khu công nghiệp Thăng Long. Ảnh: Hải Linh

Nhiều lĩnh vực là thế mạnh của DN Nhật Bản nhưng Việt Nam hiện chưa có nên rất cần sự hợp tác từ hai bên. Tuy nhiên, thực tế là nhiều DN Nhật Bản rất thiếu những thông tin cũng như hiểu biết đầy đủ về các DN Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ,...

Theo ông, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách cụ thể nào để hỗ trợ các DN Nhật Bản tìm đường vào thị trường Việt Nam?

- Chúng tôi hy vọng thông qua các cuộc giao thương, kết nối được tổ chức thường xuyên, DN hai nước sẽ có nhiều điều kiện để hiểu biết sâu sắc hơn về tiềm năng phát triển cũng như khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm các lĩnh vực mà DN hai nước có tiềm năng.

Các DN Nhật Bản mong muốn tìm được đúng đối tác có thể đáp ứng nhu cầu, yêu cầu và mục tiêu sản xuất.

Để các DN Nhật Bản hiện diện nhiều hơn ở Việt Nam, các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện thuận lợi về mặt môi trường kinh doanh và pháp lý cho các DN phát triển.

Việt Nam đang cố gắng phát triển ngành CN phụ trợ. Vậy theo ông, làm thế nào để các DN Việt Nam "hấp dẫn" được các DN Nhật Bản, cũng như tận dụng được những lợi thế hiện có?

- Trong một chừng mực nào đó, việc đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng, kỹ thuật của các DN Nhật Bản có thể giúp hàng hóa của Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường thế giới.

Nếu như cách đây khoảng 5 năm, Việt Nam có lợi thế rất lớn về nhân công giá rẻ thì nay lợi thế này đang giảm dần. Đã qua rồi cái thời mà DN có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng. Điều mà các DN Việt Nam nên quan tâm là phát triển các ngành CN, trong đó có CN phụ trợ đòi hỏi trình độ công nghệ, kỹ thuật cao nhằm mang lại giá trị gia tăng lớn hơn.

Tôi được biết, trong vài năm qua, bên cạnh việc một số lượng lớn DN ở Việt Nam được thành lập mới cũng có không ít DN buộc phải giải thể, phá sản. Đó là điều mà các DN Nhật Bản ít nhiều cảm thấy không yên tâm. DN Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ công nghệ cũng như hỗ trợ đào tạo nhân lực bước đầu cho các đối tác Việt Nam. Quan trọng hơn cả là chúng tôi muốn được hỗ trợ để có thể tìm kiếm được những đối tác có năng lực và thực sự đáng tin cậy cho việc hợp tác đầu tư.

Xin cảm ơn ông!