KTĐT - Trước nguy cơ phục hồi kinh tế có dấu hiệu chững lại, cùng ngày Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng thứ 2 nhằm tạo thêm động lực cho nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Theo đó, FED sẽ mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ (75 tỷ USD/tháng, kéo dài đến hết tháng 6/2011) và "sẽ điều chỉnh chương trình nếu cần để tạo việc làm một cách tối đa và ổn định giá". FED cũng tái khẳng định sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản từ 0-0,25% trong một thời gian nữa.
Theo ông Richard Ilcryszyn, Công ty Lind-Waldock, Chiacago: Thị trường đang dao động mạnh nhưng tổng giá trị của kế hoạch mua trái phiếu nhiều hơn so với dự báo (500 tỷ USD). Điều đó có thể làm đồng USD yếu đi và hậu thuẫn cho thị trường hàng hóa.
Quyết định của FED mang tính tình thế bắt buộc nên nó chắc chắn không phải là "tiên dược" cho kinh tế Mỹ và cả nền kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tại Nhật Bản, trước quyết định của FED, Chính phủ nước này cũng phải có những bước đi phù hợp bằng cuộc họp bàn của Ủy ban Tài chính hôm 4 - 5/11 và cuộc họp của Đảng Dân chủ cầm quyền DPJ để quyết định về việc tham gia Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này sẽ giúp các nước xuất khẩu tránh được hàng rào thuế quan và đối với Nhật Bản, đây là điều kiện then chốt thúc đẩy xuất khẩu nước này. Việc miễn thuế ở các thị trường lớn tham gia TPP như Mỹ góp phần giúp hàng xuất khẩu Nhật Bản có thêm lợi nhuận, đồng thời khiến kinh tế Nhật Bản loại bỏ được những rủi ro khi các doanh nghiệp không còn phải xây dựng xưởng sản xuất tại các thị trường tiêu thụ nhằm tránh hàng rào thuế quan cao. Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến lợi ích của TPP. Hôm qua, 4/11, Hội thảo