Những hình ảnh xúc động về Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong cách gần dân

Ảnh tư liệu (Bích Hời sưu tầm)
Chia sẻ Zalo

Kinhteothi – Suốt cuộc đời sống và làm việc của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có phong cách gần dân, sát dân, tận tâm, hòa mình với nhân dân để hiểu dân, kịp thời có những chủ trương, quyết sách hợp với lòng dân, giải quyết những bức xúc của dân.

Người nói, trong mọi mặt công tác, người cán bộ lãnh đạo phải quán triệt nguyên tắc thực hành: Đối với mình, không tự cao, tự đại, kiêu ngạo; phải cầu thị, nghiêm khắc tự phê bình và phê bình; Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, bao dung và tận tình chia sẻ, giúp đỡ; Đối với việc, phải dĩ công vi thượng; tận tâm, tận lực trên tinh thần - việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh.
 Sáng 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời và ra thông báo kế hoạch tiếp nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra…”
Người yêu cầu cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc làm việc với quần chúng, nắm tâm tư nguyện vọng và thật sự quan tâm tới đời sống mọi mặt của quần chúng, phải tin yêu tôn trọng quần chúng, lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình xây dựng của quần chúng. Bác nói “Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng”, “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”.
Suốt trong cuộc đời làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đi sâu, đi sát quần chúng, hòa mình với quần chúng để nghe những điều quần chúng nói, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, nỗi bức xúc của quần chúng để đưa ra đường lối lãnh đạo, động viên kịp thời phong trào quần chúng.  Kể cả trong chiến tranh hay hòa bình, Hồ Chí Minh cũng luôn hướng về nhân dân, kịp thời có những chủ trương, quyết sách hợp với lòng dân, giải quyết những bức xúc của dân. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sáng 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời và ra thông báo kế hoạch tiếp nhân dân.
Trong nhiệm vụ quan trọng lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để tiếp các tầng lớp nhân dân, đi thăm nhiều vùng sản xuất, thăm bà con vùng đồng bào dân tộc, thăm vùng công giáo, thiếu niên, nhi đồng … Điều đó thể hiện sự tôn trọng dân chủ, muốn lắng nghe lòng dân để phục vụ nhân dân.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm sửa đổi lối làm việc nhằm bồi dưỡng tác phong lãnh đạo của người Đảng viên Cộng sản cuối cùng cũng để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Năm 1947, tại xã Điểm Mặc, Định Hóa, Thái Nguyên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm sửa đổi lối làm việc nhằm bồi dưỡng tác phong lãnh đạo của người Đảng viên Cộng sản trong điều kiện Đảng cầm quyền. Bác viết “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây thì phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Sau đây là những hình ảnh gần dân rất xúc động của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một gia đình đồng bào người dao tại xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang năm 1952.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đồng bảo Tuyên Quang 1953.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trạm bơm nước, Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội ngày 30/1/1963.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn tại cánh đồng Cần Thơ, Quất Động, Thường Tín, Hà Nội ngày 7/6/1960.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký văn bản chống nạn thất học.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bình dân học vụ.
 
 “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quàng khăn đỏ cho thiếu niên Hà Nội.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bệnh xá Vân Đình, lá cờ đầu của ngành Y tế toàn miền Bắc 20/4/1964.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây tại Công viên Thống Nhất năm 1960 (nay là Công viên Lê-nin)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bà con giáo dân tại xã Thạch Bích, huyện Thanh Oai, Hà Nội 2/12/1959.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần