Những kẻ khủng bố Paris dùng phần mềm “che mắt” cảnh sát

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà điều tra cuộc tấn công Paris, Pháp đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một số các phần tử khủng bố sử dụng các ứng dụng mã hóa để che giấu âm mưu các vụ tấn công.

Trong số các ứng dụng những tên khủng bố đã sử dụng mà các điều tra viên tìm có phần mềm WhatsApp và Telegram, 2 phần mềm mã hóa có khả năng bảo vệ riêng tư của người dùng cao và rất khó giải mã.
Các nhà điều tra cuộc tấn công Paris, Pháp đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một số các phần tử khủng bố sử dụng các ứng dụng mã hóa để che giấu âm mưu các vụ tấn công.
Các nhà điều tra cuộc tấn công Paris, Pháp đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một số các phần tử khủng bố sử dụng các ứng dụng mã hóa để che giấu âm mưu các vụ tấn công.
Trước đó, các quan chức cho biết họ tìm thấy các ứng dụng mã hóa trên điện thoại di động thu thập được từ hiện trường vụ tấn công. Các ứng dụng này đã được sử dụng để liên lạc giữa các phần tử khủng bố trước các cuộc tấn công. Các nhà điều tra đã có thể phục hồi một số thông tin liên lạc được mã hóa trên ít nhất một điện thoại di động bị thu hồi.
Cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn, các điều tra viên vẫn tiếp tục thu thập bằng chứng về tất cả những người đã tham gia vào các cuộc tấn công.

Những kẻ tấn công cũng sử dụng các phương pháp để che giấu các tuyến đường hoạt động của chúng, bao gồm cả việc thay đổi sim trong một nỗ lực để trốn tránh sự giám sát.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey cho biết, việc sử dụng mã hóa là một trong những “mánh” chủ yếu của những kẻ khủng bố.

Bằng chứng của việc sử dụng mã hóa trong các cuộc tấn công Paris là một trong những lý do tại sao một số quan chức Mỹ đã tăng thảo luận công khai về các khó khăn trong quá trình điều tra.

Trước đó, FBI đã bất lực trong việc điều tra nội dung của 109 tin nhắn mà một tên khủng bố Mỹ đã trao đổi với một thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria trước vụ tấn công ở Garland, Texas, Mỹ.

Hiện đại diện Whatsapp và Telegram vẫn chưa có bình luận.