Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô

Ngọc Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trải qua 65 năm, nhiều địa danh, công trình lịch sử gắn với sự kiện ngày 10/10/1954 đã có những đổi khác, song vẫn còn nguyên giá trị như là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của Thủ đô Hà Nội.

  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 1 Lính Pháp qua cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 2 Ngày 20/7/1954, theo các điều khoản Hiệp định Giơ-ne-vơ, toàn bộ quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Đúng 8 giờ sáng 10/10/1954, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào giải phóng Hà Nội trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của 20 vạn nhân dân Thủ đô. Trải qua hơn 6 thập kỷ, những biểu tượng của Hà Nội vẫn còn lừng lững như ''tượng đài''.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 3 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết và đi vào thực hiện, đúng 16 giờ 30 ngày 9/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên. Ngay sau đó, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát TP Hà Nội...
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 4 Có thể nói, ngày nay cầu Long Biên chính là biểu tượng hòa bình của Thủ đô Hà Nội.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 5 Cầu Long Biên được chụp từ góc nhìn trên cao.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 6 Trải qua hơn 100 năm, cây cầu đã trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 7  
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 8 Tại Hoàng thành Thăng Long, đúng 15 giờ ngày 10/10/1954, trong không khí tưng bừng của ngày đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, nơi đây là địa điểm diễn ra buổi lễ đặc biệt - Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng do Ủy ban Quân chính TP tổ chức. Ảnh: Hữu Thắng
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 9 Góc chính diện cửa Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 10 Toàn cảnh lễ Chào cờ tại Cột cờ Hà Nội trong ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 11

    Vào ngày 10/10/1954, lễ thượng cờ Tổ quốc tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng đi vào lịch sử của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đây là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy của chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong 3 năm 1894 - 1897.

  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 12 Cột cờ Hà Nội ngày nay nằm trong khuôn viên của Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam. 
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 13 Phố Hàng Đào một thời vắng lặng khi lệnh giới nghiêm trước khi bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô thì nay đã là điểm đến đông đúc của du khách thập phương.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 14 Nhà hát Lớn - nơi hồi còi dài ngân lên lúc 15h ngày 10/10/1954, trước khi hàng vạn người dân Thủ đô hướng về Cột cờ để có buổi lễ chào cờ đầu tiên sau khi giải phóng.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 15 Trước đó, lúc 8 giờ sáng 10/10/1954, các chiến sĩ của các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 cũng từ khu vực Mai Dịch, Hàng Gai ra Bờ Hồ, qua Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Đậu, Cửa Bắc vào thành Hà Nội.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 16 Ga Hà Nội (trước là ga hàng Cỏ) - nơi Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhiều hướng đã về tiếp quản đầu tiên.
  • Những "nhân chứng lịch sử" sau 65 năm giải phóng Thủ đô - Ảnh 17 Sau đó theo nhiều đường, Phủ Toàn quyền cũ, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Bắc Bộ phủ cũng được tiếp quản.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần