Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những nước nào sẽ nối gót Anh tìm cách rời châu Âu?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 24/6 đã đánh dấu thời điểm lịch sử khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện này kéo theo một loạt hệ lụy về kinh tế, chính trị đối với cả khối 28 thành viên của Lục địa già.

Quan trọng hơn, mong muốn có một cuộc trưng cầu dân ý tương tự của Anh đang dần lan ra khác các thành viên khác. Và việc Anh rời đi mới chỉ bắt đầu cuộc khủng hoảng.
Những nước nào sẽ nối gót Anh tìm cách rời châu Âu? - Ảnh 1
Các nước bán đảo Scandinavia

Với các nước thành viên EU, một vấn đề đáng lưu tâm là cuộc khủng hoảng di cư đang diễn ra, trong đó có các nước Scandinavia. Thụy Điển, một đất nước có ít hơn 10 triệu dân, đã tiếp nhận nhiều người di cư trên đầu người hơn bất cứ quốc gia nào thuộc châu Âu. Chính vì lý do này, những người phản đối nhập cư theo chủ nghĩa quốc gia đã ngày càng có vai trò chính trị quan trọng. Ở Thụy Điển, đảng Dân chủ chống nhập cư chiếm 17,3%, trở thành đảng chính trị lớn thứ 3 của đất nước.

Còn tại Phần Lan và Đan Mạch, các đảng theo chủ nghĩa quốc gia chống nhập cư cũng đang thắng thế với tỷ lệ đều ở khoảng trên 20%.

Các nhà lập pháp Đan Mạch thậm chí còn thông qua quy định yêu cầu người di cư giao vật có giá trị để chi trả các chi phí tái định cư.

Vì vậy, việc bất đồng với chính sách di cư giữa các quốc gia này với EU có thể tiềm tàng nguy cơ tách khỏi khối.

Các nước Đông Âu

Tại các nước Đông Âu, các chính trị gia cũng phản đối chính sách phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư của EU. Tại Hungary, Thủ tưởng Viktor Orban đã xây một hàng rào dây thép gai để ngăn người tị nạn Syria tiến vào Hungary. Các bức tường đã làm chậm dòng chảy của những người tị nạn vào nước này, từ hơn 4.000 người/ngày mùa thu năm ngoái đến dưới 100 người trong vòng 2 tháng. Ông Orban cũng nhiều lần bày tỏ sự bất đồng với chính sách di cư của EU.

Đức

Sau một loạt các vụ phạm tội do người di cư thực hiện tại Đức, đảng cánh hữu chống EU AfD đang trỗi dậy nhờ các chính sách bài Hồi giáo và người nhập cư. Đảng này đã trở thành đảng cánh hữu đầu tiên giành được ghế ở Quốc hội Đức từ Thế chiến II. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến chính sách mở cửa của Đức với người di cư hiện hành, cũng là tinh thần của quyết sách giải quyết cuộc khủng hoảng di cư của EU.

Pháp

Ở Pháp, tình hình còn cấp bách hơn. Bà Le Pen, Chủ tịch đảng FN theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan chống EU, tự nhận mình là bà Frexit (nhái từ Brexit, ghép từ tên nước Pháp - France và exit). Thời điểm hiện tại, 55% người Pháp muốn tổ chức một cuộc bầu cử, 41% cho biết, họ muốn rời đi. Đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý ngày càng lớn trong các nước thành viên EU.