Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những thiệt hại ban đầu do bão số 1 gây ra tại Hà Đông

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cơn bão số 1 đổ bộ vào Hà Nội, gây ra gió giật tà cấp 8 đến cấp 11, làm bay nhiều biển quảng cáo và gãy đổ cây xanh trên địa bàn quận Hà Đông.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị, vào thời điểm 8h30-9h trên địa bàn quận gió vẫn giật mạnh, nhiều người đi xe máy trên đường bị gió giật ngã, tuy nhiên chưa có trường hợp nào bị chấn thương. 
Người tham gia giao thông phải dừng lại vì gió giật mạnh tại khu vực ngã ba Big C, Hà Đông.
Người tham gia giao thông phải dừng lại vì gió giật mạnh tại khu vực ngã ba Big C, Hà Đông.
Trên các tuyến đường của quận Hà Đông đều có cây gãy đổ. Chủ yếu là các cây mới trồng do bộ rễ chưa bám chắc. Những tuyến đường có cây gãy đổ nhiều phóng viên ghi lại được là Tô Hiệu, Trần Phú, khu vực vườn hoa Hà Đông…
Cây đổ trên đường Trần Phú
Cây đổ trên đường Trần Phú.
Trên đường Tô Hiệu.
Trên đường Tô Hiệu.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) quận Hà Đông, sáng nay sức gió giật mạnh từ cấp 8 đến cấp 10, trên địa bàn quận đã làm rất nhiều cây gãy đổ, bật gốc. Mỗi phường có từ 10-20 cây gãy đổ, nhiều biển quảng cáo đã bị gãy đổ, có những cây đổ đè lên cả dây điện.

Tổng hợp sơ bộ ban đầu, quận Hà Đông có 449 cây đổ, riêng phường Kiến Hưng có số lượng cây đổ cao nhất là 150 cây.

Hiện tại, các khu vực bị ngập sâu nhất trên địa bàn quận là Trường tiểu học Phú Lương 2 ngập 50cm; TDP 1,3 phường La Khê ngập từ 30-40 cm, tuyến đường Tô Hiệu đang bị ngập nước cục bộ. Các điểm ngập sâu vào thời điểm cuối tháng 5 vừa qua, do quận chủ động phòng chống nên không có hiện tượng ngập trở lại.
Ngập úng trên đường Tô Hiệu. Công nhân Công ty Thoát nước đã thường xuyên trực khơi thông cống rãnh đảm bảo giao thông thông suốt.
Ngập úng trên đường Tô Hiệu. Công nhân Công ty Thoát nước đã thường xuyên trực khơi thông cống rãnh đảm bảo giao thông thông suốt.
Hệ thống dịch vụ của Nhà nước (điện, nước, thông tin, trường học, bệnh viện...): do ảnh hưởng của gió mạnh nên xảy ra sự cố tại các đường dây 378, 471, 481, 376, 480 bị sự cố dẫn đến mất điện tại khu vực các phường: Vạn Phúc, Dương Nội, Phú Lương, Phú Lãm.

Có 5 hộ dân bị gió thổi bay mái tôn tại phường Dương Nội, Phú Lương; cổng trào TDP 16 phường Kiến Hưng bị đổ; 1 cột điện bị đổ tại phường La Khê; 200m hàng rào tôn của dự án Khu đô thị Lê Trọng Tấn bị đổ.

Hiện chưa có thiệt hại về người trên địa bàn quận do bão số 1 gây ra.

Để chủ động đối phó với cơn bão số 1, UBND quận đã ban hành văn bản 1460/UBND-KT yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 1. Đối với UBND các phường huy động lực lượng xung kích di chuyển các cây gãy, đổ trên lòng đường lên vỉa hè để đảm bảo giao thông. Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông bố trí lực lượng đi kiểm tra hệ thống tiêu, thoát nước, hệ thống cây xanh, các cột đèn chiếu sáng, nắp hố ga để kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố xảy ra; huy động lực, phương tiện xử lý các điểm có nguy cơ ngập úng cục bộ; chặt, di chuyển các cây bị gãy đổ về nơi quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Công ty Điện lực Hà Đông: kiểm tra, rà soát hệ thống cột, dây điện, tổ chức ứng trực để xử lý, khắc phục các sự cố về điện.
Những thiệt hại ban đầu do bão số 1 gây ra tại Hà Đông - Ảnh 1
Cây đổ đè lên dây điện.
Biển quảng cáo bị bay.
Biển quảng cáo bị bay.
Tất cả các lãnh đạo từ quận đến phường đều đang đi xuống các khu dân cư, khu vực xung yếu, như các vùng ven tuyến sông thoát nước, khu chung cư cũ tại các phường Kiến Hưng, Phúc La, Yết Kiêu để kiểm tra, nắm tình hình, chỉ đạo trực tiếp, kịp thời khi có sự cố xảy ra. 

Hiện nay, cây nhỏ quận đã chỉ đạo các địa phương và đơn vị chức năng cắt kéo vào hè đường tạo điều kiện cho người tham gia giao thông. Những cây lớn đổ gãy, quận đã báo báo ngay về Sở Xây dựng để bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ quận xử lý, đảm bảo giao thông và an toàn cho người dân.

Phóng viên đã trao đổi với công nhân Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông, Công ty Thoát nước, được biết: Từ ngày 27 đến nay các công nhân của 2 đơn vị này chia ca trực thường xuyên tại khu vực mình được phân công để khơi thoát dòng chảy, tránh tình trạng ngập úng sâu cho các tuyến đường. Đồng thời cắt, kéo cây vào hè đường.