KTĐT - Nội các mới của Ai Cập trong phiên họp toàn thể đầu tiên đã thông qua quyết định tăng 15% lương và trợ cấp hàng tháng cho công nhân viên chức, nhằm xoa dịu sự giận dữ của người dân trong các cuộc biểu tình kéo dài hai tuần qua.
Hãng thông tấn nhà nước MENA dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Samir Radwan cho biết quyết định trên sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2011. Kho bạc nhà nước sẽ dành 6,5 tỷ EGP (khoảng 1,1 tỷ USD) để thực hiện quyết định này.
Ủy ban Tư pháp của chính phủ cũng nhất trí thành lập một quỹ trị giá 5 tỷ EGP (840 triệu USD) để bồi thường cho các nạn nhân của tình trạng bạo lực và cướp bóc trong các cuộc biểu tình thời gian qua.
Cùng ngày, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã quyết định mở một cuộc điều tra độc lập về các vụ bạo lực gây đổ máu tại Cairo hồi tuần trước.
Theo MENA, tổng thống đã ra lệnh "thành lập một ủy ban điều tra minh bạch, độc lập và không thiên vị gồm các gương mặt nổi tiếng là trung thực và đáng tin cậy ở Ai Cập nhằm điều tra các sự kiện xảy ra hôm 2/2." Ủy ban này sẽ tiến hành điều tra "các vi phạm kinh hoàng và không thể chấp nhận được" mà một số người biểu tình đã gây ra với các nạn nhân vô tội.
Chỉ riêng trong ngày 2/2, đụng độ tại Quảng trường Tahrir giữa những người ủng hộ ông Mubarak với người biểu tình đã làm ít nhất 11 người thiệt mạng và gần 1.000 người bị thương.
Trong một diễn biến liên quan, theo nguồn tin an ninh, cựu Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Habib el-Adli có thể đối mặt với những cáo buộc gây rối trật tự trong các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Ông Adli có thể bị buộc tội rút các lực lượng an ninh khỏi đường phố trong cuộc bạo loạn, ra lệnh bắn đạn thật vào người biểu tình và phóng thích tù nhân.
Sau các cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp Ai Cập ngày 28/1, lực lượng an ninh đã đột ngột "biến mất" khỏi các đường phố Ai Cập, dẫn tới tình trạng cướp bóc và phạm pháp suốt nhiều ngày, hàng nghìn tù nhân vượt ngục.
Chính phủ Ai Cập cũng đã mở cuộc điều tra đối với một số bộ trưởng khác, trong đó cựu Bộ trưởng Nhà ở Ahmed el-Maghrabi đã trình diện cơ quan công tố sau khi có những cáo buộc về lãng phí tiền nhà nước, chiếm đất công và làm giàu bất chính.
Tỷ phú Ahmed Ezz, các cựu bộ trưởng Mohamed Rachid và Zuhair Garana cũng đang bị điều tra. Cả năm người này đều bị cấm xuất cảnh và bị phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các nhóm đối lập đang biểu tình tại Quảng trường Tahrir đã lần đầu tiên thành lập một ban lãnh đạo thống nhất để đại diện cho người biểu tình trong giai đoạn tới.
Nhà hoạt động Ziad al-Alimy cho biết: "Năm nhóm chính đang tham gia biểu tình đã thành lập một ủy ban cách mạng và chọn ra 10 người đại diện."
Liên minh này bao gồm Phong trào 6/4, lực lượng thanh niên của Tổ chức Anh em Hồi giáo, nhóm ủng hộ ông Mohamed ElBaradei, Phong trào Tự do và Công bằng Thanh niên, Đảng Mặt trận Dân chủ.
Theo ông al-Alimy, liên minh này không tham gia các cuộc đàm phán vừa diễn ra giữa một số đảng đối lập và Phó Tổng thống Omar Suleiman./.
Hãng thông tấn nhà nước MENA dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Samir Radwan cho biết quyết định trên sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2011. Kho bạc nhà nước sẽ dành 6,5 tỷ EGP (khoảng 1,1 tỷ USD) để thực hiện quyết định này.
Ủy ban Tư pháp của chính phủ cũng nhất trí thành lập một quỹ trị giá 5 tỷ EGP (840 triệu USD) để bồi thường cho các nạn nhân của tình trạng bạo lực và cướp bóc trong các cuộc biểu tình thời gian qua.
Cùng ngày, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã quyết định mở một cuộc điều tra độc lập về các vụ bạo lực gây đổ máu tại Cairo hồi tuần trước.
Theo MENA, tổng thống đã ra lệnh "thành lập một ủy ban điều tra minh bạch, độc lập và không thiên vị gồm các gương mặt nổi tiếng là trung thực và đáng tin cậy ở Ai Cập nhằm điều tra các sự kiện xảy ra hôm 2/2." Ủy ban này sẽ tiến hành điều tra "các vi phạm kinh hoàng và không thể chấp nhận được" mà một số người biểu tình đã gây ra với các nạn nhân vô tội.
Chỉ riêng trong ngày 2/2, đụng độ tại Quảng trường Tahrir giữa những người ủng hộ ông Mubarak với người biểu tình đã làm ít nhất 11 người thiệt mạng và gần 1.000 người bị thương.
Trong một diễn biến liên quan, theo nguồn tin an ninh, cựu Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Habib el-Adli có thể đối mặt với những cáo buộc gây rối trật tự trong các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Ông Adli có thể bị buộc tội rút các lực lượng an ninh khỏi đường phố trong cuộc bạo loạn, ra lệnh bắn đạn thật vào người biểu tình và phóng thích tù nhân.
Sau các cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp Ai Cập ngày 28/1, lực lượng an ninh đã đột ngột "biến mất" khỏi các đường phố Ai Cập, dẫn tới tình trạng cướp bóc và phạm pháp suốt nhiều ngày, hàng nghìn tù nhân vượt ngục.
Chính phủ Ai Cập cũng đã mở cuộc điều tra đối với một số bộ trưởng khác, trong đó cựu Bộ trưởng Nhà ở Ahmed el-Maghrabi đã trình diện cơ quan công tố sau khi có những cáo buộc về lãng phí tiền nhà nước, chiếm đất công và làm giàu bất chính.
Tỷ phú Ahmed Ezz, các cựu bộ trưởng Mohamed Rachid và Zuhair Garana cũng đang bị điều tra. Cả năm người này đều bị cấm xuất cảnh và bị phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các nhóm đối lập đang biểu tình tại Quảng trường Tahrir đã lần đầu tiên thành lập một ban lãnh đạo thống nhất để đại diện cho người biểu tình trong giai đoạn tới.
Nhà hoạt động Ziad al-Alimy cho biết: "Năm nhóm chính đang tham gia biểu tình đã thành lập một ủy ban cách mạng và chọn ra 10 người đại diện."
Liên minh này bao gồm Phong trào 6/4, lực lượng thanh niên của Tổ chức Anh em Hồi giáo, nhóm ủng hộ ông Mohamed ElBaradei, Phong trào Tự do và Công bằng Thanh niên, Đảng Mặt trận Dân chủ.
Theo ông al-Alimy, liên minh này không tham gia các cuộc đàm phán vừa diễn ra giữa một số đảng đối lập và Phó Tổng thống Omar Suleiman./.