Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nỗi đau của gia đình có hai con bị cong vẹo cột sống

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đưa cánh tay áo lên quệt nước mắt, chị Vũ Thị Huế (sinh năm 1980) chỉ tay vào đứa con gái lớn của mình, nói những tiếng được tiếng mất: “Con bé năm nay 9 tuổi rồi mà đặt đâu thì ngồi đó."

KTĐT - Đưa cánh tay áo lên quệt nước mắt, chị Vũ Thị Huế (sinh năm 1980) chỉ tay vào đứa con gái lớn của mình, nói những tiếng được tiếng mất: “Con bé năm nay 9 tuổi rồi mà đặt đâu thì ngồi đó, thậm chí đến việc tự tay buộc tóc cài trâm cũng không làm được. Cháu không đứng được, không tự mặc quần áo được, chỉ vì cháu mắc phải căn bệnh thoái hóa cơ tủy từ lúc sinh ra”.

Nhìn hai đứa con của anh chị qua lớp áo quần chống rét, tôi cứ ngỡ hai anh chị thật hạnh phúc khi có những đứa con thật xinh xắn, đáng yêu. Nhưng tôi đâu có ngờ bên trong những dáng vẻ thiên thần lại chất chứa những nỗi đau không nói nên lời.

Đôi mắt trong treo của cậu em trai, giọng nói nhẹ nhàng thanh thoát của cô chị gái, tôi không nghĩ hai em là nạn nhân của di chứng chất độc màu da cam. Những hình ảnh nạn nhân chất độc màu da cam mà tôi thường gặp thường có chân tay cong queo, có khuôn mặt dị dạng so với người thường. Còn hai chị em đều mang những khuôn mặt rất thông minh, đáng yêu.

Đưa cánh tay áo lên quệt nước mắt, chị Vũ Thị Huế (sinh năm 1980) chỉ tay vào đứa con gái lớn của mình, nói những tiếng được tiếng mất: “Con bé năm nay 9 tuổi rồi mà đặt đâu thì ngồi đó, thậm chí đến việc tự tay buộc tóc cài trâm cũng không làm được. Cháu không đứng được, không tự mặc quần áo được, chỉ vì cháu mắc phải căn bệnh thoái hóa cơ tủy từ lúc sinh ra”.

Con gái của chị Huế có cái tên rất đẹp: Phan Thị Huyền Ngọc. Lúc sinh ra bé cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng lúc 18 tháng tuổi thì có dấu hiệu đi lại khó khăn, chậm chạp và hay kêu đau ở lưng. Chị Huế cùng chồng đưa bé đi hết bệnh viện này sang bệnh viện khác nhưng không tìm ra bệnh, người ta chỉ cho uống canxi và thuốc bổ rồi về.

Đến lúc 2 tuổi rưỡi thì bé Ngọc không thể đi được nữa, lên 3 tuổi thì không thể tự đứng, cũng không thể bò mà chỉ ngồi một chỗ do cả hai chân và hai tay đều rất yếu.

Anh Phan Minh Hường, bố của bé Ngọc cởi chiếc áo của con để cho chúng tôi tận mắt thấy cái lưng cong vẹo của bé. Phần cột sống tiếp giáp với hông của bé vẹo hẳn về phía trước để lại vết lõm sâu trên lưng em, nên mỗi khi ngồi bé Ngọc có dáng vẻ khòm khòm như một bà lão.

“Được cái là con bé vẫn còn có thể viết được, mà lại viết rất đẹp. Không đi được, không đứng được không làm con bé buồn bằng việc nếu không được học”, chị Huế cho hay. Nghe mẹ nói, Ngọc lúi cúi bảo mẹ đưa tập vở của em cất ở ngăn bàn mà em vẫn mang theo trong những ngày nằm viện điều trị cho tôi xem. Những nét chữ tròn trịa, thẳng hàng trong tập vở của cô bé 9 tuổi khiến tôi thương em chi lạ. Liệu em sẽ còn được đến lớp, được học tập nữa không, khi bệnh tình ngày một hành hạ, khi cánh tay ngày càng mỏi để cầm bút viết ?
 
Nỗi đau của gia đình có hai con bị cong vẹo cột sống - Ảnh 1
Em trai của bé Ngọc cũng bắt đầu bị vẹo cột sống do bị bệnh suy tủy

Câu hỏi của tôi vẫn chưa có câu trả lời thì cổ họng tôi dường như đắng lại, khi nghe anh chị bảo đứa con trai thứ hai là Phan Tiến Đạt, cũng vừa tròn 18 tháng tuổi đã bắt đầu có những dấu hiệu như chị nó. “Khác với chị gái, cột sống của Đạt lại cong ra bên ngoài và cháu cũng không đi và đứng được. Bác sĩ bảo Đạt có triệu chứng nặng hơn cả chị là bị suy tủy nặng”, anh Hường cho biết.

Anh Hường, chị Huế quê ở xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Cả hai anh chị làm ruộng và khỏe mạnh bình thường, nhưng số phận của hai đứa con thì lại không được may mắn. Chị Huế cho biết, bố của chị năm nay đã 66 tuổi, từng có thời gian đi chiến trường miền Nam và hiện đang được hưởng chế độ dành cho người nhiễm chất độc màu da cam. “Đó cũng có thể là nguyên nhân để hai con của tôi bị mắc phải chứng bệnh này, dù chưa có xét nghiệm nào chính thức về căn bệnh của hai đứa con tôi vì chúng tôi quá nghèo”, chị Huế tâm sự.

Những ngày nhập viện điều trị ở Bệnh viện Quân y 108, hai vợ chồng anh chị vay mượn khắp nơi cũng chỉ có được 1 triệu đồng làm viện phí, và đã tiêu vèo hết chỉ trong chưa đầy ba ngày. Đang nói chuyện, chợt tôi thấy một y tá xách lồng cơm đem vào cho hai anh chị để ăn buổi trưa.

Nước mắt chị Huế lại chực dâng trào, vì cả tuần nay nếu không có những suất cơm từ tấm lòng hảo tâm của người y tá ở khoa Đông y thì anh chị cũng không biết sống thế nào. Chị Nguyễn Thị Yến, người y tá được hai vợ chồng anh chị xem như là “ân nhân” nở nụ cười phúc hậu bảo: “Hôm tôi ghé khoa Nhi thấy hai vợ chồng này chung nhau một bát mì tôm tội lắm, lại thấy hai đứa con xinh xắn mắc phải căn bệnh quái ác mà không biết làm sao để giúp. Giúp hai anh chị có bữa ăn thì dễ, nhưng giúp hai đứa con chữa bệnh thật sự là cả một quãng đường dài...”.

Không chi có chị Yến, những người nhà thăm nuôi bệnh nhân ở khoa Nhi đều rớt nước mắt xót thương cho hoàn cảnh của hai vợ chồng anh Hường, chị Huế. Mỗi người đều tự nguyện gom góp chút ít tiền bạc để giúp anh chị có thêm chút “hi vọng” chạy chữa bệnh tật cho những đứa con đáng thương.

“Mẹ của tôi cũng bị liệt toàn thân, mấy năm nay phải chăm sóc cả cụ, nhà càng vất vả. Nói thực vất vả mấy tôi cũng chịu được, chỉ cầu trời khấn phật cho hai đứa con sớm khỏi bệnh. Tôi có nghe nói đến phương án thay tủy cho con mà không biết có áp dụng được không, rồi tiền đâu mà chữa ? Đời chúng tôi ngắn hơn chúng nhiều, nên dù có hi sinh cuộc sống mà hai con khỏe mạnh, tôi có sá gì”, chị Huế, anh Hường cùng khẳng định.

Anh Phan Minh Hường, chị Vũ Thị Huế ở xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. ĐT: 01658.726.182