Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nỗi lo của lao động xuất khẩu về nước

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trên thực tế số lao động xuất khẩu về nước trước thời hạn do mất việc rất sợ khi nhắc đến 2 chữ “vay vốn”.

KTĐT - Trên thực tế số lao động xuất khẩu về nước trước thời hạn do mất việc rất sợ khi nhắc đến 2 chữ “vay vốn”.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2009 lao động phải về nước trước thời hạn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số lao động tiếp cận được các nguồn hỗ trợ rất ít ỏi. 

Sợ cả vay vốn ưu đãi

Theo Quyết định 30/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho lao động mất việc làm do khủng hoảng kinh tế, trong đó có lao động đi làm ở nước ngoài mất việc làm phải về nước trước thời hạn.

Người lao động được ưu tiên vay vốn từ Chương trình quốc gia về việc làm với lãi suất ưu tiên vay vốn từ Chương trình quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi để tự tạo việc làm; được vay vốn để học nghề trong thời gian 12 tháng kể từ ngày mất việc và được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng CSXH… Tuy nhiên, trên thực tế số lao động xuất khẩu về nước trước thời hạn do mất việc rất sợ khi nhắc đến 2 chữ “vay vốn”.

Ông Lê Xuân Dục- Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở LĐ – TB&XH Quảng Bình cho biết: “ Năm 2009, Quảng Bình có 267 lao động phải về nước trước thời hạn. Sở đã có công văn yêu cầu chính quyền các huyện, thành phố phối hợp với Ngân hàng CSXH cho vay vốn để họ đầu tư giải quyết việc làm.

Tuy nhiên, hầu hết những lao động này, trước khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở nước ngoài đã vay một số tiền khá lớn của ngân hàng nên rất sợ phải “ôm” thêm nợ. Chính vì vậy dù lãi suất ưu đãi nhưng lao động vẫn không mấy mặn mà”.

Anh Phan Đức Thi ở xã Phúc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình)- người phải về nước trước hạn vì món nợ hơn 50 triệu đồng vay ngân hàng trước khi đi XKLĐ ở Nga, tâm sự: “Vợ không có công ăn việc làm, 3 đứa con còn tuổi ăn tuổi học nên từ khi về nước (tháng 5- 2009) đến giờ tui bươn ba làm thuê, làm mướn đủ nghề mà cũng chỉ đủ tiền để trả lãi ngân hàng. Đêm nằm mơ cũng thấy nợ lớn, nợ nhỏ. Vì thế, làm sao dám nghĩ đến việc tiếp tục vay vốn”.

Ông Nguyễn Văn Hoàn – Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết thêm: “11 lao động ở xã Phúc Trạch qua Nga mới hơn 4 tháng đã phải về nước trước thời hạn. Không chỉ không có công ăn việc làm, họ còn phải “ôm” thêm một món nợ lớn. Xã cũng đã phổ biến chính sách hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của nhà nước. Nhưng mãi vừa rồi mới có 1-2 hộ rụt rè đến nộp đơn xin vay”.

Mới đầu chúng tôi cũng tính đến rủi ro mất việc do khủng hoảng kinh tế nhưng sau đó do số lượng LĐ mất việc nhiều quá quỹ không thể “bao” hết. Khủng hoảng kinh tế, thiên tai không nằm trong mục tiêu mà Quỹ để ra trước đó”.

Để dành Quỹ hỗ trợ

Theo quy định, trước khi xuất cảnh, mỗi lao động buộc phải đóng 100.000 đồng vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ này nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở thị trường mới (khoảng 10-35 % chi phí thực tế), phát triển thị trường; Hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp để giải quyết rủi ro trong hoạt động XKLL (không do lỗi của doanh nghiệp, người lao động). Tuy nhiên, khi hàng loạt lao động về nước do khủng hoảng kinh tế thì lại không được liệt vào nhóm đối tượng “rủi ro” cần được hỗ trợ.

Trong khi đó, theo Thanh tra Chính phủ, hết năm 2009, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động mới chỉ giải ngân được 3 tỷ đồng cho một số ít trường hợp là thân nhân của người lao động bị chết hoặc bị tai nạn rủi ro, ốm đau bệnh tật, không đủ  sức  khỏe để làm việc, phải về nước trước thời hạn. Số tiền còn tồn dư của Quỹ còn khoảng 142 tỷ đồng. Tháng 5 – 2009, Cục quản lý lao động ngoài nước trình Bộ LĐ-TB& XH vận dụng quy định về hỗ trợ những rủi ro khác để hỗ trợ lao động về nước trước thời hạn với mức trần từ 3-5 triệu đồng/ mỗi người.

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn không tín hiệu gì từ Bộ. Nhiều lao động về nước vẫn nuôi hi vọng có được số tiền hỗ trợ 5 triệu đồng từ quỹ như thông tin nghe được. Trong khi đó, các Phòng, Sở LĐ-TB&XH nhiều địa phương vẫn lúng túng khi được lao động hỏi về quỹ này.

Ông Lê Xuân Dục – Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở LĐ- TB& XH Quảng Bình nói: “Nhiều lao động có đến thắc mắc đóng góp trước khi đi. Nhưng hiện tại, tỉnh chúng tôi chưa thành lập được Quỹ XKLĐ, vì vậy nên không có “nguồn nào” để hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn”.