Ba vấn đề nóng của ngành ngân hàng
Chiều 29/9, trong phiên chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, ba vấn đề nóng của ngành ngân hàng là tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và cung ứng vốn cho nền kinh tế đã được các ĐB Quốc hội đặt ra.
Trả lời các câu hỏi của ĐB về vấn đề tái cơ cấu, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đưa ra thực tế, mới nhìn qua, nhiều người sẽ có cảm giác, thời gian qua, NHNN chỉ tập trung tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm nhiều nội dung và nhiều giai đoạn, bao gồm tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, ngân hàng TMCP Nhà nước, ngân hàng TMCP, ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính...
Với các ngân hàng thương mại Nhà nước, NHNN đã chỉ đạo tái cơ cấu 4 NHTM Nhà nước lớn. Riêng Agribank là ngân hàng có nhiều yếu kém trong thời gian trước, để lại hậu quả nặng nề. NHNN đã xây dựng và triển khai đề án tái cấu trúc Agribank, trong đó chia thành 8 cấu phần nhỏ. NHNN cũng thực hiện "thay máu" toàn bộ Hội đồng thành viên, cải tổ Ban điều hành... nhằm tạo ra năng lực chỉ đạo, điều hành mới của ngân hàng này. Dù còn nhiều yếu kém nhưng tại các tỉnh, địa phương, Agribank vẫn là ngân hàng hỗ trợ người nông dân rất nhiều trong cung ứng nguồn vốn. Đến nay, 75% tỷ trọng cho vay tại Agribank đã tập trung cho khu vực nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu thời gian tới, tỷ trọng này sẽ đạt 80%.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong tuần này, Chính phủ thông qua giai đoạn 2 quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Theo đó, NHTM Nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt quá trình tái cơ cấu.
Một vấn đề làm nóng phiên chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình là nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu, trong đó có hiệu quả của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Báo cáo trước UBTV
Quốc hội, Thống đốc cho biết, tổng nợ xấu đã được xử lý đến nay là 249.000 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 464.000 tỷ đồng vào tháng 9/2012, khi bắt đầu triển khai đề án xử lý nợ xấu. Đến cuối tháng 7, tổng nợ xấu nội bảng là 162.200 tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ, trong khi cuối năm 2013 là 3,61%. Ngoài việc xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy con người, VAMC đã mua được 86.000 tỷ đồng nợ xấu.
Trả lời câu hỏi có cần phải có luật riêng cho VAMC, Thống đốc ủng hộ cần tiền tới xây dựng bộ luật cho VAMC. "Mức vốn điều lệ 500 tỷ đồng so với trên 80.000 tỷ đồng nợ xấu mà VAMC đã mua hiện nay là rất nhỏ. Thời gian tới, VAMC đã được Chính phủ thông qua tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Việc nâng cao năng lực tài chính cho VAMC là cần thiết. Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp hiện nay, chúng tôi không dám đặt ra việc sử dụng ngân sách nâng cao nguồn lực cho VAMC. Nếu được Chính phủ đồng ý, NHNN sẽ nghiên cứu sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để tăng nguồn lực cho VAMC xử lý nợ xấu" - Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết.
Trong phiên chất vấn này, Thống đốc NHNN đã nhận được 37 câu hỏi từ 19 ĐB. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, thời gian qua, chính sách tiền tệ đã đóng góp tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu, ngành ngân hàng cần tiếp tục tái cơ cấu để năm 2015 có hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh theo lời hứa của Thống đốc đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ, tài khóa cũng phải gắn kết để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp.
Khiếu nại nhiều vì văn bản bất cập
Vấn đề khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, quản lý đất đai là những nội dung được xoáy sâu trong cuộc chất vấn và trả lời chất vấn trong buổi sáng cùng ngày của Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang trước UBTV Quốc hội.
tặc"… trong cấp phép? Biện pháp xử lý chỉ thu hồi giấy phép, khiển trách là quá nhẹ. ĐB Đỗ Văn Đương đề nghị phải truy cứu trách nhiệm hình sự, sửa Bộ luật Hình sự áp khung tội danh cho khai thác trái phép và tiếp tay cho hành động này lên tới chung thân và tử hình.
Thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc, giám sát việc cấp phép ở các địa phương, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng, hiện, cơ quan chức năng xử lý vi phạm trong quản lý, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật, mức độ nặng hay nhẹ liên quan nhiều yếu tố. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đồng tình cần phải có quy định xử phạt nặng hơn nữa, thậm chí là thu hồi tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ trưởng cũng giải trình, vấn đề quản lý liên quan chặt chẽ đến công tác thanh kiểm tra, trong đó, lực lượng công an các địa phương có vai trò rất quan trọng. Nếu không tổ chức tốt lực lượng liên ngành thì rất khó trong việc bắt quả tang và xử lý. Nếu các cơ quan cùng kiên quyết ra tay thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều và cần những quy định cụ thể, chặt chẽ để kiểm soát các hoạt động này.
Đưa ra vấn đề 98% lượng đơn thư mà Bộ TN&MT nhận được thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó có nguyên nhân từ bất cập của ban hành văn bản, ĐB Ngô Văn Minh (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đặt vấn đề về chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật trong hướng dẫn thi hành Luật Đất đai do chính Bộ ban hành và băn khoăn liệu một văn bản mới sắp ban hành của Bộ là Nghị định 47 có khắc phục được thực trạng như “bài ca muôn thuở” này?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng, một nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo đúng là do sự thay đổi văn bản qua các thời kỳ, đó là một thực tế. Đồng thời thừa nhận, Bộ cũng có trách nhiệm trong quá trình tham mưu, nhưng rõ ràng quá trình tổ chức thực hiện, nếu giải quyết các vấn đề một cách sâu sát, chăm lo đến lợi ích người dân sẽ không xảy ra khiếu kiện. "Văn bản chỉ là một phần, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong giải quyết từng dự án cụ thể là rất quan trọng" - Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi ĐB Quốc hội đưa ra về con số 3.700 tổ chức và khoảng 23.000ha đất có vi phạm để thất thoát lãng phí, nhưng việc xử lý vi phạm về đất đai hiện nay không rõ và hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng: Việc xử lý đã quyết liệt nhưng có những địa phương cũng tâm tư, đó là trong bối cảnh kinh kế khó khăn, vì nhiều lý do doanh nghiệp ngừng đầu tư nhưng nếu xử lý quá mạnh thì khó thu hút đầu tư. Do đó, để chia sẻ khó khăn, diện tích chưa đưa vào sử dụng sẽ được gia hạn tiếp 24 tháng. Nếu chủ đầu tư không sử dụng sau thời hạn này thì sẽ bị thu hồi trắng, không bồi hoàn tài sản trên đất.
Quý IV tín dụng đạt 6% là có thể được bởi nền kinh tế có nhiều tín hiệu khả quan. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 là hoàn toàn khả thi”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
|
Chậm trễ trong việc cấp sổ đỏ có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự nhũng nhiễu như phản ánh của người dân và có cả trách nhiệm Văn phòng đăng ký đất đai của địa phương”.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang
|
Cho rằng việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản là "rút ruột quốc gia, hủy hoại môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của Nhân dân", ĐB Đỗ Văn Đương (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) đặt vấn đề, rất có khả năng có người của cơ quan quản lý thông đồng với "cát tặc", "vàng
Kết luận phiên chất vấn của UBTV Quốc hội tại phiên họp thứ 31, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong rằng, sau phiên chất vấn, các bộ sẽ tạo ra sự đột phá trong quản lý, giải quyết được những tồn tại đã nhiều năm như trong vấn đề cấp sổ đỏ, khai thác trái phép khoáng sản, hạn chế khiếu kiện đông người về đất đai. Với chính sách tiền tệ, tiếp tục thúc đẩy các giải pháp trong mối quan hệ với tái cơ cấu nền kinh tế, để có hệ thống tín dụng tài chính lành mạnh, không nợ xấu, có khả năng tích dự phòng... đến năm 2015 phải tạo thêm một bước tiến bộ nữa. |