Cụ thể, ông Biden đã công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) tại Tokyo trong chuyến công du đầu tiên tới châu Á.
Nhà Trắng cho biết thỏa thuận này không có điều khoản miễn trừ thuế quan hoặc tiếp cận thị trường cho các quốc gia tham gia, tuy nhiên sẽ cung cấp cách giải quyết các vấn đề chính từ biến đổi khí hậu đến khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và thương mại kỹ thuật số.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết: "Việc ra mắt [khuôn khổ kinh tế] đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc khôi phục vai trò lãnh đạo kinh tế của Hoa Kỳ trong khu vực".
Ông Biden kỳ vọng thỏa thuận này sẽ nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường, lao động và các tiêu chuẩn khác trên toàn châu Á. Tuy nhiên, các điều khoản thực tế của bất kỳ thỏa thuận nào sẽ phải được đàm phán bởi các quốc gia ban đầu tham gia đàm phán bao gồm: Australia, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ.
Các quốc gia này sẽ phối hợp để đàm phán những tiêu chuẩn chung, cách thức thực thi, quy định về việc phê chuẩn của mỗi nước và xem xét tư cách các thành viên tiềm năng trong tương lai.