Trong cuộc họp sáng 26/12 với lãnh đạo Tổng cục TDTT (đơn vị đang trực tiếp quản lý), ông Tuấn đã nộp đơn xin từ chức và được chấp nhận. Tổng cục TDTT biệt phái ông Tuấn sang VFF làm nhiệm vụ. Hiện nay, việc biệt phái chấm dứt, ông Tuấn sẽ trở lại làm việc tại Tổng cục TDTT với hàm Vụ trưởng. Tại cuộc họp báo, sau khi ông Tuấn công bố quyết định của mình, Phó chủ tịch truyền thông VFF Nguyễn Lân Trung cho biết dù đánh giá cao, nhưng BCH và Thường trực VFF, vì lòng tôn trọng, đã chấp thuận cho ông Tuấn rút khỏi chiếc ghế Tổng thư ký VFF từ ngày 26/12. Việc tìm người thay ông Tuấn ở chiếc ghế Tổng thư ký đang là câu chuyện khó khăn của VFF. Theo ông Lân Trung thì “không ai là người không thể thay thế”, VFF sẽ sớm tìm được một vị Tổng thư ký mới đủ sức đảm đương công việc một cách tốt nhất. Trước đó, Trần Quốc Tuấn đã được "giải cứu" sau cuộc họp bất thường của Ban thường vụ Liên đoàn bóng đá Việt Nam. 100% đại biểu đã biểu quyết bác lá đơn xin từ chức của ông Tuấn. Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ khi đó đã nói: “Không một quốc gia nào trên thế giới xử lý cách chức một Trưởng đoàn sau thất bại của một đội bóng. Thất bại của U23 Việt Nam thuộc về chuyên môn”. Những năm gần đây, bóng đá Việt Nam liên tục "trảm tướng" khi gặp những sự cố lớn. Do sơ suất trong soạn thảo hợp đồng với HLV Letard khiến VFF phải bồi thường 197.000 USD, Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn phải làm đơn từ chức. Vụ án bán độ trận bán kết SEA Games 23 khiến Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Lê Thế Thọ cũng phải nghỉ.
Đôi nét về Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn Năm 2005, ông Tuấn bất ngờ được bầu vào vị trí Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam khóa 5. Ở tuổi 34, ông trở thành vị Tổng thư ký trẻ nhất trong lịch sử VFF. Ông được đánh giá có lợi thế của tuổi trẻ, có thể góp một làn gió mới trong tư duy quản lý bóng đá tại VFF. Sau Đại hội VFF khóa VI, ông tiếp tục được giao vị trí này. Về thành tích, ông Tuấn nổi bật ở mảng đối ngoại, là ủy viên của Uỷ viên Ban Tầm nhìn châu Á AFC, Giám sát AFC, Uỷ viên Hội đồng AFF, Uỷ viên Ban Thi đấu AFF. Năm ngoái ông được Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) giới thiệu làm đại diện khu vực Đông Nam Á tham gia Thường vụ AFC nhiệm kỳ 2011 - 2015. Đây là lần đầu tiên, kể từ khi gia nhập AFC, bóng đá Việt Nam có đại diện tham gia Thường trực AFC. Ở trong nước, ông tham gia vào bộ máy tổ chức các giải đấu và từng là Trưởng giải V-League hai mùa 2009 và 2010. Ông cũng là Trưởng đoàn bóng đá dự AFF Cup 2010 và 3 kỳ SEA Games 24, 25 và 26. Những năm gần đây, bóng đá Việt Nam liên tục "trảm tướng" khi gặp những sự cố lớn. Việc sơ suất trong soạn thảo hợp đồng với HLV Letard khiến VFF phải bồi thường 197.000 USD khi đơn phương sa thải ông này khiến Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn phải làm đơn từ chức. Vụ án bán độ trận bán kết SEA Games 23 khiến hai cầu thủ đi tù, đồng thời Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Lê Thế Thọ cũng phải nghỉ. Lần này tới lượt ông Tuấn phải đứng ra nhận trách nhiệm sau màn thi đấu kém chất lượng của đội tuyển U23 Việt Nam tại SEA Games 26. Trong lịch sử VFF, ông là Tổng thư ký thứ hai phải từ chức giữa nhiệm kỳ. Người đầu tiên chính là Phó Chủ tịch VFF hiện nay Phạm Ngọc Viễn. |