Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

OPEC hay Trung Quốc - bên nào có quyền lực dịch chuyển thị trường dầu mỏ

Nguyễn Phương (Theo RT)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện mức độ ảnh hưởng từ các quyết định của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đối với thị trường dầu mỏ đã bị thu hẹp đáng kể.

OPEC tự đánh mất vai trò “làm chủ cuộc chơi”
Chỉ thời gian ngắn trước đây, giá dầu mỏ thế giới đều biến động sau bất kỳ một động thái nào từ OPEC – tổ chức kiểm soát phần lớn nguồn cung trên thị trường toàn cầu. Chỉ cần liên minh dầu mỏ này mạnh nhất thế giới này phát tín hiệu chuẩn bị cắt giảm sản lượng, giá dầu sẽ leo dốc mạnh mẽ. Nhưng giờ đây, những ngày đó đã kết thúc. 
 OPEC đang mất vai trò kiểm soát thị trường dầu toàn cầu.
Khi OPEC tuyên bố ngày 30/11/2016 rằng tổ chức này có thể giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm giữa thời điểm khủng hoảng giá dầu lớn, thị trường dầu hào hứng đón nhận. Mặc dù chỉ với thông báo sẽ giảm nguồn cung, giá dầu đã nhảy vọt từ mức đóng cửa 50,74 USD/thùng lên 54,94 USD/thùng vào cuối ngày 5/12/2016. 
Tác động từ mỗi quyết định của OPEC còn rõ rệt hơn trong quý IV/2018. Ngày 7/12/2018, OPEC cùng các đồng minh tuyên bố thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng dầu/ngày ra thị trường. Tuyên bố đó lập tức khiến giá dầu tăng từ 57,83 USD tại phiên đóng cửa ngày 6/12 lên mức 61,71 USD khi chốt phiên ngày 7/12. 
Đến ngày 1/7/2019, khi OPEC cùng các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga, lại nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung thêm 9 tháng, thông báo của liên minh này vốn đã mờ nhạt. Tuy nhiên, giá dầu không những không đi lên, nó còn biến động theo hướng ngược lại –việc OPEC cắt giảm không tạo lực đẩy nào vì thị trường không còn quan tâm. Từ giá đóng cửa phiên 67,52 USD hôm 28/6, giá dầu Brent  giảm còn 65,01% trong phiên 1/7 và sau đó lao xuống mốc 62,72% ở phiên tiếp theo. 
OPEC đã thua cuộc chiến nguồn cung. Cho dù có tiếp tục cắt giảm bao lâu chăng nữa, nó vẫn không thể gây ảnh hưởng. Trong khi OPEC cố gắng cắt giảm nguồn cung và mất thị phần thì Mỹ kiên trì sản xuất dầu đá phiến. Nói cách khác, OPEC đang từ bỏ sản xuất và Mỹ đang chiếm lĩnh thị phần. 
Nhân tố mới điều hành thị trường dầu mỏ
Không phải Iran, hay dầu đá phiến của Mỹ bùng nổ, nhân tố làm dịch chuyển thị trường lớn nhất chính là Trung Quốc. 
Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng giá dầu chủ yếu do sản lượng đá phiến khổng lồ của Mỹ, thị trường bắt đầu chịu tác động nhiều hơn từ báo cáo ước tính dữ liệu tồn kho dầu thô hàng tuần của Viện Dầu khí Mỹ (API) và dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Song giờ đây, tất cả những yếu tố cơ bản trên đều bị lu mờ bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra, chỉ số kinh tế toàn cầu cùng với những tín hiệu về nhu cầu của Trung Quốc. 
Đợt tăng giá dầu lớn nhất năm nay diễn ra như là hệ quả của vụ tấn công cơ sở lọc dầu thuộc tập đoàn Saudi Aramco của Ả Rập Saudi hôm 14/9. Tuy vậy, đợt leo dốc 15% này không thể kéo sự kịch tính lâu dài giống như quá trình điều các vụ tấn công, bất kể thực tế nguồn cung ra thị trường thế giới sụt 5% sản lượng sau vụ tấn công này.
 Nhân tố làm dịch chuyển thị trường lớn nhất hiện tại chính là Trung Quốc. 
Trong vòng một ngày, các nhà giao dịch dầu mỏ được thông báo rõ ràng rằng Riyadh sẽ nhanh chóng vận hành trở lại nhà máy, đồng thời cam kết sẽ không để xảy ra khủng hoảng nguồn cung lớn nào.
Sự chú ý lập tức chuyển hướng vào Trung Quốc. Trong thời điểm hiện tại, một tín hiệu lạc quan đối với một thỏa thuận thương mại tiềm năng để chấm dứt cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung,  hoặc tín hiệu rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn sẽ khiến giá dầu biến động mạnh nhất.
Trong ngày 4/9, giá dầu nhảy vọt tới 4% nhờ số liệu khả quan của kinh tế Trung Quốc. Ngay trước đó, thị trường đang sôi sục với những lo ngại về một nền kinh tế toàn cầu đang tăng chậm lại.
Đến ngày 10/10, giá dầu thiết lập mức đỉnh trong 2 tuần trước đồn đoán cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã ở trong tầm với dưới dạng “thỏa thuận sơ bộ”. Thị trường đánh giá các cuộc đàm phán là bước đột phá lớn nhất khi thương chiến Mỹ - Trung kéo dài gần 18 tháng. Tuy nhiên, khi Washington và Bắc Kinh vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào, giá dầu lại quay về mức bình thường. 
Mỗi lần hai cường quốc kinh tế thế giới tiến hành đàm phán thương mại, thị trường năng lượng lại theo dõi kỹ lưỡng hơn nhiều so với vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái Mỹ, thậm chí Iraq nguy cơ rơi vào nội chiến. Thông tin từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung chắc chắn ảnh hưởng đến thị trường dầu nhiều hơn so với các tín hiệu của OPEC hiện nay. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn quan tâm đến tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump nhiều hơn cả OPEC. 
Tuy nhiên, thương chiến Mỹ - Trung chính là mối đe dọa lớn nhất với giá dầu trong thời điểm hiện nay, và thị trường nắm rõ điều này. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang làm suy giảm tăng trưởng kinh tế ở châu Á và Mỹ. Điều này dẫn đến sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế, vốn luôn kéo theo triển vọng nhu cầu đối với mặt hàng dầu mỏ suy yếu./.